Thẻ ngân hàng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các giao dịch như chuyển khoản; rút tiền hay thanh toán khi mua sắm. Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tội phạm công nghệ cao ngày một diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Rất nhiều trường hợp chủ thẻ tín dụng không thanh toán bất kỳ hàng hóa nào bằng thẻ nhưng vẫn có thông báo trừ tiền gửi về điện thoại. Thậm chí có những người còn bị “quỵt tiền” ngay trước mắt mà không hề hay biết. Gặp những trường hợp này chắc chắn chủ thẻ đó đã bị đánh cắp thông tin từ trước và tin tặc đang sử dụng thông tin này để ăn cắp tiền của họ. Vậy, hành vi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng bị xử lý như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Cơ cứ pháp lý
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP
- Nghị định 143/2021/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng được hiểu như thế nào?
Thẻ ngân hàng là một loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng hoặc một số công ty tài chính; để thực hiện các giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Đây là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng khi thanh toán mua sắm hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM).
Lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng là hành vi dùng các thủ đoạn tinh vi nhằm lấy thông tin thẻ ngân hàng của cá nhân; thông qua đó chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp hoặc nhằm mục đích khác.
Khi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính. Trong đó, các hình thức xử phạt được quy định bao gồm:
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn
Đình chỉ có thời hạn
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tịch thu giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa, tịch thu ngoại tệ, đồng Việt Nam, tịch thu vàng.
Các hình thức xử phạt này được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Mức phạt đối với hành vi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng
Theo quy định mới về mức phạt trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP. Hành vi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt đến 150 triệu đồng.
Theo đó, Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu; phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh;
c) Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán; phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc; gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, Nghị định 143/2021/NĐ-CP đã nâng mức phạt đối với hành vi cắp thông tin thẻ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đây, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hành vi lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ với số lượng từ 10 thẻ trở lên. Mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng.
Vì sao cần tăng mức phạt đối với hành vi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng?
Thứ nhất. xuất phát từ việc tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân. Việc bảo vệ thông tin riêng cũng như thông tin cá nhân là vấn đề thời sự không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Sự riêng tư về thông tin cá nhân là một nội dung của quyền riêng tư, được hiểu là “khả năng kiểm soát của con người khi thông tin cá nhân của họ được thu thập và sử dụng”. … Đặc biệt, thông tin thẻ ngân hàng liên quan trực tiếp đến tài sản cá nhân nên cần phải được bảo vệ.
Thứ hai, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật. Mức xử phạt với các hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự quá nhẹ chính là một trong những lý do khiến tình trạng đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng ngày càng nở rộ. Do vậy, cần tăng mức xử phạt để các cá nhân kiểm soát hành vi của mình. Một mặt là để trừng trị, mặt khác có tính chất giáo dục đối với các cá nhân khác.
Bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia. Để đảm bảo không bị đánh cắp thông tin thẻ. Chủ thẻ ATM tuyệt đối không nhờ người khác rút hộ tiền; không dùng thẻ ATM để thế chấp cầm đồ; không đặt mật khẩu bằng những dãy số dễ nhớ… Trong trường hợp bị lộ mật khẩu, cần kịp thời đổi lại. Khi giao dịch tại máy ATM, người dùng nên cảnh giác khi thực hiện các thao tác. Cần quan sát đầu đọc thẻ; bàn phím của ATM hay POS xem nó có bị xộc xệch; xuất hiện vết băng keo; hay có dấu hiệu sửa chữa hay không. Kiểm tra kỹ khi thấy điểm bất thường nghi là camera được gắn trên thân máy ATM…
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân; mật khẩu, mã OTP, không nhấp vào các đường link do các đối tượng hoặc người mua hàng chuyển đến. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ các đối tượng có những thủ đoạn nói trên; chúng ta cần hết sức cảnh giác, bình tĩnh; không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng; mà cần trình báo cơ quan Công an để được phối hợp điều tra và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng bị phạt đến 150 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”. Có thể hiểu rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức; kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin; dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính. Tội phạm công nghệ cao thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật; gây hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Thực hiện hoạt động giao đại lý; làm đại lý thanh toán không phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động/Giấy phép thành lập/Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có); bên đại lý thanh toán là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đại lý cho bên thứ ba; giả mạo, mạo danh bên đại lý thanh toán;