Từ năm 2015 đến 2019, Hiệu trưởng Nam thông đồng với hai cấp dưới lập các tờ trình kèm theo danh sách học sinh, sinh viên trúng tuyển nhiều hơn thực tế 673 người, trình UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo. Với số học sinh “dôi dư” này, nhóm lãnh đạo trường đã lấy 6,28 tỷ đồng ngân sách. Ngoài ra, các bị can còn bị cho là lập khống danh sách học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách (được Nhà nước chi tiền cơm, tàu xe, đồ dùng cá nhân, bảo hiểm y tế…) trúng tuyển vào trường, để rút ruột hơn 7,7 tỷ đồng. Vậy hành vi lập khống danh sách để tham ô tài sản bị đi tù mấy năm? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tham ô tài sản là gì?
Hành vi tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người thực hiện hành vi tham ô là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước; doanh nghiệp,…
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi tham ô tài sản có bị đi tù hay không? Thực hiện hành vi tham ô có thể bị xử phạt hành chính; xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản
Chủ thể
Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
Khách thể
Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Mặt khách quan
Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô có một trong những dấu hiệu sau:
- Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên.
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
- Đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI “Bộ luật hình sự 2015”, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hành vi lập khống danh sách để tham ô tài sản bị đi tù mấy năm?
Căn cứ theo điều theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Khung 1
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người có hành vi tham ô tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII về các tội về chức vụ cả luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Khung 3
Mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Khung 4
Mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt khác
Ngoài các hình phạt trên, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư; quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.
Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công; sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63 về hành vi chiếm đoạt tài sản công; mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 01 – 05 triệu đồng.
Như vậy, người nào thực hiện hành vi tham ô tài sản công dưới 02 triệu thì bị phạt tiền từ 01 – 05 triệu đồng.
Ngoài bị xử phạt hành chính, người tham ô còn bị áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả là:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản; thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
- Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.
Xử lý kỷ luật
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức; có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Trường hợp công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định; bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án; cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hành vi lập khống hồ sơ để tham ô tài sản là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt hành chính hoặc áp dụng các hình phạt bổ sung.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
- Giả nhân viên y tế tẩm thuốc mê vào khẩu trang lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Có thể chuộc lại tài sản đã bán cho người khác không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hành vi lập khống danh sách để tham ô tài sản bị đi tù mấy năm? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu; hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Tính công khai; trắng trợn của hành vi này được thể hiện ở chỗ; người thực hiện không hề giấu diếm hành vi vi phạm của mình. Đồng thời; khi bị chiếm đoạt tài sản; chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt tài sản và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể ngăn cản hay làm gì khác.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo khoản 1 điều 279 Bộ luật Hình sự là tiền của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp khác theo quy định.