Sổ hộ khẩu là một trong những loại giấy tờ hành chính rất quan trọng. Sổ hộ khẩu có vai trò xác định cơ cấu dân số và đây là cơ sở để quản lý dân cư của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng thực tế, không thiếu những tình trạng làm giả sổ hộ khẩu. Vậy Hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền? Làm giả hộ khẩu có bị đi tù không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. Hy vọng rằng kiến thức pháp lý chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về Sổ hộ khẩu
Trước khi Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực, thì Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 như sau:
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Có thể hiểu sổ hộ khẩu là phương thức được dùng để cơ quan nhà nước quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Thông qua Sổ hộ khẩu có thể xác định nơi cư trú hợp pháp của công dân, cụ thể hơn là xác định được nơi thường trú của công dân để quản lý được việc cư trú của công dân tại từng địa điểm cụ thể. Bên cạnh đó, sổ hộ khẩu còn có vai trò xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến cá nhân công dân.
Hiện nay, theo Luật Cư trú 2020, không còn khái niệm cụ thể về sổ hộ khẩu. Đến hết ngày 31/12/2022 sổ hộ khẩu giấy sẽ không được sử dụng để xác định thông tin cư trú nhân thân của công dân, thay vào đó sẽ quản lý cư trú, quản lý dân cư trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên rất nhiều người quan tâm về vấn đề làm sổ hộ khẩu giả bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Làm hộ khẩu giả có bị đi tù không?
Làm sổ hộ khẩu giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt hành vi làm sổ hộ khẩu giả
– Thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội (Căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP)
– Thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Thẩm quyền của Trưởng công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền: Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hành vi làm sổ hộ khẩu giả phạt bao nhiêu tiền?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Làm giấy khai sinh cho con 2 quốc tịch như thế nào?
- Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức xử lý thế nào?
- Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.”
Như vậy, đối với hai hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như trên nếu bị phạt, sẽ phạt ở mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, sẽ không thuộc thẩm quyền xử phạt của công an phường. Mà sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của những đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 tại Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Công an nhân dân.
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.