Hành vi làm giả con dấu của các cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật; nhiều người vẫn chưa nắm rõ được mức phạt đối với hành vi này. Vậy theo quy định hiện nay hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Thế nào là hành vi làm giả con dấu?
Hành vi làm giả con dấu là hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Hiện nay, tình trạng làm giả con dấu diễn ra ngày càng phức tạp với thủ đoạn tinh vi hơn; chuyên nghiệp hơn đòi hỏi phải điều tra lâu dài nhằm phát hiện những dấu hiệu; phát hiện hành vi làm giả con dấu. Hậu quả của hành vi làm giả con dấu này; dẫn đến nhiều người là nạn nhân; và phải chịu nhiều sự tổn thật nặng nề về vật chất và tinh thần.
Hành vi làm giả con dấu, giả mạo chữ ký tùy theo tính chất; mức độ và hậu quả của hành vi gây ra; các đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.
Đối với “Tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”; bao gồm các hành vi sử dụng con dấu; giấy tờ, tài liệu giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng…
Theo quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015; căn cứ vào số lượng con dấu, tài liệu giả để xác định hành vi phạm vào khoản 1, 2 hay 3 của; cụ thể như:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
…c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên”.
Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt hành chính hành vi hành vi làm giả con dấu
Hành vi làm giả con dấu, giả mạo chữ ký tùy theo tính chất; mức độ và hậu quả của hành vi gây ra; các đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự; cụ thể như sau:
Hành vi làm giả con dấu có thể bị xử lý hành chính; theo quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; ví dụ như :
– Phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng; đối với hành vi khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu; hoặc các giấy tờ khác theo quy định (điểm a khoản 1)
– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định (điểm d khoản 3);
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả (điểm d khoản 4).
Tùy vào từng hành vi cụ thể, các đối tượng còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 – 6 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi con dấu.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi làm giả con dấu
Nếu hành vi làm giả con dấu, giả mạo chữ ký gây nguy hiểm cho xã hội; có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự; theo các tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự như:
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm;
– Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 267 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là là bị phạt tiền từ 5- 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng;
– Tội giả mạo trong công tác (Điều 284 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là từ 1 – 5 năm tù và mức cao nhất là 20 năm tù. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng
Cấu thành tội làm giả con dấu
– Khách thể: tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác
Đối tượng phạm tội là con dấu, tài liệu giả hoặc giấy tờ giả.
– Mặt khách quan:
Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:
+ Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước; tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…).
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ…trong Điều 267 là sử dụng các con dấu, giấy tờ…được tạo ra từ nguồn gốc không đúng thẩm quyền. Điều luật chỉ quy định người sử dụng các giấy tờ, tài liệu vào mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Vì vậy, nếu hành vi “lừa dối” đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội phạm này.
– Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì không cần mục đích nhưng hành vi sử dụng chúng thì cần mục đích là để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Mời bạn xem thêm bài viết
Người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù không?
Hành vi “ăn chặn” tiền từ thiện có thể đối mặt với mức án tù chung thân
Vô tình làm cháy nhà người khác có bị đi tù theo quy định pháp luật?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điểm d Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi g iả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác
Tại Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có quy định về những vi phạm sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm; trong đó có sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.