Dù bí mật bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; hoặc các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; đã được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản; của công dân nhưng việc xâm phạm bí mật thư tí;, điện thoại, điện tín vẫn diễn ra hàng ngày; nhưng không phải ai cũng biết rõ hậu quả pháp lý của hành vi này. Vậy, Hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác bị xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác là gì?
Thư tín được hiểu là một dạng văn bản; chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo sang; cho một hoặc nhiều người khác, phụ thuộc vào ý chí của người gửi.
Thư tín được tồn tại dưới một dạng hình thức vật chất nhất định; đây cũng phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển thông tin. Hiện nay thư tín có rất nhiều hình thức; trong đó ta có thể phân ra năm hình thức phổ biến sau:
- Thư viết trên giấy bằng chữ viết thông thường; hoặc bằng một hệ thống kí hiệu dựa theo quy ước của hai bên;
- Thông tin được chứa đựng trong các thiết bị lưu trữ thông tin; như băng, đĩa từ, USB dưới dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;
- Thư điện tử như email, thư được soạn thảo trên máy tính; và gửi cho người nhận thông qua mạng internet;
- Lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại, lời nhắn trên các phần mềm nhắn tin;
- Hình thức trao đổi, lưu trữ thông tin khác
Như vậy, tin nhắn là một loại hình thức của thư tín. Hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác được hiểu là hành vi cố ý lấy các thông tin; nội dung của các loại thư tín hoặc là văn bản khác của người khác; mà được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông.
Xử phạt hành chính hành vi đọc kiểm tra tin nhắn của người khác
Theo quy định tại khoản 2, Điều 51, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác có thể bị xử phạt như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”
Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì mức xử phạt như sau:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. ;
Trách nhiệm hình sự hành vi đọc kiểm tra tin nhắn của người khác
Người thực hiện hành vi phạm tội nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì áp dụng các hình thức xử phạt sau:
- Phạt tiền:
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm. Áp dụng cho hình thức xử phạt chính.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 159. Áp dụng mức tiền này chỉ cho hình phạt bổ sung.
- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm nếu thực hiện các hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 159 như đã được phân tích ở trên.
- Phạt cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 – 05 năm cho hình thức xử phạt bổ sung khi thực hiện hành vi phạm tội.
- Phạt tù có thời hạn từ 01 – 03 năm nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức:
+ Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên:
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để thực hiện hành vi;
+ Tiết lộ các thông tin có được từ hành vi chiếm đoạt; làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác từ việc thực hiện hành vi phạm tội;
+ Hậu quả của hành vi phạm tội làm nạn nhân tự sát.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Hành vi kiểm tra tin nhắn của người khác bị xử lý như thế nào?” Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102
Xem thêm:
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
- Đọc trộm tin nhắn facebook người khác, phạm tội gì ?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa có thể phải chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Với hành vi được quy định là hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Theo quy đinh tại Điều 32. Bổ sung điểm c, d, đ Khoản 2; điểm p, q, r, s Khoản 4; điểm e, g Khoản 6, khoản 7a, điểm c Khoản 10 Điều 94 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì mức xử phạt có thể lên đến 100 triệu đồng khi gọi điện hay gửi tin nhắn quảng cáo
Thư tín được hiểu là một dạng văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo sang cho một hoặc nhiều người khác, phụ thuộc vào ý chí của người gửi.