Hiện nay tình trạng kết hôn giả để nhằm mục đích xuất cảnh; nhập tịch diễn ra rất nhiều. Hành vi kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh; nhập tịch là hành vi vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định hành vi kết hôn giả để xuất cảnh bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
Kết hôn giả là hành vi vi phạm pháp luật
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn sau:
– Kết hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Ngoại tình (người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ);
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Thách cưới (yêu sách của cải trong kết hôn).
Như vậy theo quy định trên hành vi kết hôn giả tạo; hay kết hôn giả để xuất cảnh là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Hành vi kết hôn giả để xuất cảnh bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính hành vi kết hôn giả để xuất cảnh
Theo đó, hành vi kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh; nhập tịch có mức phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
– Ngoài mức phạt tiền nêu trên; cá nhân vi phạm còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp; có được do thực hiện hành vi kết hôn giả .
Đối với nhiều người; có lẽ mức phạt hành chính nêu trên đối với việc lợi dụng kết hôn để được xuất cảnh, nhập quốc tịch nước ngoài là không đủ sức răn đe; hoặc nghĩ rằng chỉ cần xuất cảnh, nhập quốc tịch thành công thì sẽ không phải chịu chế tài gì.
Tuy nhiên, cá nhân hoàn toàn có thể phải đối mặt với mức phạt cao hơn; thậm chí đi tù vì kết hôn giả theo pháp luật của nước cá nhân dự định xuất cảnh tới, nhập quốc tịch; đơn cử cho trường hợp mà có thể kể đến luật pháp Mỹ.
Truy cứu hình sự hành vi kết hôn giả để xuất cảnh
Cụ thể, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE- U.S Immigration and Customs Enforcement) có quy định về hành vi kết hôn giả để xuất cảnh như sau:
– Kết hôn giả là tội phạm liên bang: Điều này có nghĩa cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập quốc tịch Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Mức phạt đối với hành vi kết hôn giả bao gồm hình phạt tù có thể lên đến 05 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD. Bên cạnh đó, người bị buộc tội kết hôn giả còn có thể đối mặt việc bị tước visa, trục xuất về nước và bị tước nhiều quyền lợi khác.
– Đặc biệt, chế tài nêu trên không chỉ giới hạn áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm mà còn có thể áp dụng đối với người liên đới.
Như vậy, không chỉ là xử lý hành chính mà cá nhân lợi dụng việc kết hôn giả để nhập tịch nước nước ngoài, kết hôn để xuất, nhập cảnh, nhập tịch hoàn toàn có thể chịu các chế tài từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như phạt tù, trục xuất, tước visa…
Mời bạn xem thêm
- Xử lý ly hôn giả tạo theo quy định pháp luật hiện hành
- Tổ chức nhập cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
- Chia tài sản sau ly hôn khi nơi ở của bị đơn và nơi có BĐS khác nhau
- Kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi kết hôn giả để xuất cảnh bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi, cụ thể:
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
…
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 8 Luật này thì một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Như vậy, hiện không có quy định cấm người chưa kết hôn nhận nuôi con nuôi.
Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng như sau:
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Như vậy theo quy định trên vợ chồng hoàn toàn có thể lựa chọn nơi cư trú theo mong muốn; dù phong tục nơi họ sống có quy định khác.
Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.