Quyền được bảo hộ về tài sản là một trong những quyền hợp pháp của công dân; nếu có người cố ý phá hoại tài sản, hủy hoại tài sản của mình; thì công dân có thể bảo đến cơ quan chức năng; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mới đây, theo thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương; trên địa bàn đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng khi một nhóm đối tượng; đã ném xăng châm lửa đốt ô tô để uy hiếp đòi nợ. Vậy Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?; Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Điều này sẽ được Luật sư X làm rõ trong bài viết sau
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Bộ luật dân sự 2015
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hành vi hủy hoại tài sản là gì?
Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng; ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi; sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Người hủy hoại tài sản có hành vi làm hư hỏng; cố tình làm hỏng tài sản của người khác, hành vi nói trên được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau; chẳng hạn như người này chủ động đập phá, hoặc đốt cháy, hoặc đem tài sản của người khác bỏ xuống nước, cố tình bỏ mặc cho tài sản bị hỏng… dẫn đến tài sản này bị hư hại, giảm giá trị, hoặc bị tiêu hủy luôn.
Hậu quả là sản đó bị hư hỏng nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng sử dụng hoặc không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác thì hậu của là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này được.
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý hình sự
Tội hủy hoại tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, tùy vào mức độ hành vi phạm tội mà mức xử phạt có thể lên tới 20 năm tù giam. Ngoài ra người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề, làm một công việc nhất định trong khoảng từ 01 đến 05 năm.
Xử phạt hành chính đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác
Trong trường hợp hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự thì người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định; về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội… cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
- Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.
Trách nhiệm bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản người khác
Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự 2015; Đối với trách nhiệm dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên; thì sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai do mình gây ra.
Trường hợp thiệt hại là do người chưa đủ 15 tuổi gây ra; thì cha, mẹ họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha mẹ không đủ; mà người đó có tài sản riêng thì phải bỏ tài sản riêng ra để bồi thường phần còn thiếu.
Nếu người gây ra thiệt hại là người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu còn thiếu thì cha, mẹ họ phải bổ sung.
Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
Theo thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương; vào khoảng 2 giờ ngày 10/8, N.V.D đã rủ thêm N.V.T ;(SN 1990, Hải Dương) mang theo một số chai xăng đến bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty TNHH MTV Thái Tân Thịnh.
Sau đó, chúng đã ném chai xăng vào cabin xe ô tô tải; nhãn hiệu Dongfeng, loại 08 tấn, BKS: 34C-038.40 đang đỗ tại bãi rồi châm lửa đốt. Hậu quả, xe ô tô bị cháy toàn bộ phần cabin, gây thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.
Căn cứ Điều 178 Bộ luật hình sự, nhóm đối tượng này đã gây thiệt hại trong khoảng từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, do đó mức phạt tù sẽ từ 2 đến 7 năm tù giam.
Ngoài ra, kẻ chủ mưu trọng vụ việc trên là N.T.L (người chỉ đạo D và T thực hiện vụ việc) có tiền án, tiền sự chuyên hoạt động cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc… Đây là những tình tiết tăng nặng khiến cho mức phạt có thể lên mức tối đa.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm:
- Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?
- Hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Là hành vi của một người; tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản; nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra.
Điều 180 BLHS quy định hai khung hình phạt đối với người phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản:
Khung 1. Quy định hình phạt cảnh cáo; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm áp dụng đối với người nào phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung.
Khung 2. Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Song, có những trường hợp người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm pháp lý, mà chính cha mẹ của họ phải chịu thay cho họ. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình;