Hứa thưởng là một trong những quy định được quy định bởi pháp luật dân sự. Theo đó, người hứa thưởng thực hiện một cách công khai thưởng cho người được hứa thường; khi thực hiện một công việc nào đó. Tuy nhiên, thực tế có không ít các trường hợp sau khi người được hứa thưởng thực hiện xong; công việc của mình thì người hứa thưởng lại rút lại lời hứa này. Vậy, Hành vi hứa thưởng nhưng không thực hiện có vi phạm pháp luật không ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Hứa thưởng là gì?
Hứa thưởng là hứa hẹn một cách công khai thưởng cho người thực hiện một công việc; theo đúng yêu cầu của người hứa hẹn. Công việc có hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm; không trái đạo đức xã hội.
Hứa thưởng là một trong các loại giao dịch dân sự được thể hiện; dưới dạng một hành vi pháp lý đơn phương. Theo đó bên đưa ra lời tuyên bố hứa thưởng có mục đích làm phát sinh; thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác.
Hứa thưởng là một trong những hành vi xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống mà mỗi chúng ta; đôi khi cũng thường hay sử dụng hoặc bắt gặp ở đâu đó. Đơn giản như việc các ông bố, bà mẹ hứa tặng cho con của mình một thứ gì đó,;khi con cái của họ hoàn thành được một công việc… Tuy nhiên, khi hướng thưởng mà không thực hiện thì đó có phải là hành vi, vi phạm pháp luật không ?
Hứa thưởng nhưng không thực hiện có vi phạm pháp luật ?
Tại khoản 1 điều 570 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm của người hứa thưởng; đối với người được hứa thưởng khi hoàn thành công việc như sau:
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
Theo đó, thì người đã hứa thường thì có trách nhiệm phải trả thường; khi người được hứa thưởng hoàn thành công việc. Tuy nhiên, để xác định một người có phải trả thưởng cho người được hứa thưởng hay không; thì còn phải xem người hứa thưởng có rút lại lời hứa hay không ? Thời điểm rút lại lời hứa diễn ra khi nào. Vì vậy, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra cụ thể như sau:
Rút lại lời hứa thưởng khi chưa đến hạn thực hiện công việc
Điều 571 Bộ luật dân sự 2015 quy định, khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc; thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Có thể bạn quan tâm
Rút lại lời hứa thưởng khi đã hoàn thành thực hiện xong công việc
Có thể thấy rằng hứa thưởng là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự; của bên hứa thưởng với bên được nhận thưởng. Nghĩa vụ phát sinh trong hứa thưởng chính là nghĩa vụ trả thưởng .
Lời tuyên bố hứa thưởng khi đã được thể hiện một cách công khai; thì người tuyên bố hứa thửởng sẽ phải trả thưởng cho người đáp ứng điều kiện hoặc đã thực hiện công việc theo yêu cầu của bên hứa thưởng
Như vậy, người hứa thưởng chỉ có thể rút lại tuyên bố hứa thưởng khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc. Trong trường hợp công việc; đã được thực hiện và sắp đến giai đoạn hoàn thành thì họ không thể thu hồi lại quyết định hứa thưởng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 570 nêu trên,người hứa thưởng có nghĩa vụ phải trả thưởng nếu người nhận thưởng đã hoàn thành được yêu cầu công việc như đã thỏa thuận ngay từ đầu.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc xử lý việc người hứa thưởng nhưng không thực hiện trả thưởng nhưng nếu không thực hiện thì họ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín, niềm tin của nhiều người. Trong trường hợp, việc hứa thưởng giữa các bên có thỏa thuận việc hứa thưởng bằng văn bản. Tuy nhiên, sau khi người được thưởng hoàn thành công việc mà người hứa thưởng không thực hiện, thì người được thưởng có thể khởi kiện ra tòa án.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Hành vi hứa thưởng nhưng không thực hiện có vi phạm pháp luật ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 3 điều 572 Bộ luật Dân sự 2021 thì ” Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.”
Bản chất của hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương mang tính chất của một phía; còn đối với hợp đồng tặng cho lại là một giao dịch dân sự được thỏa thuận giữa các bên. Đối với tặng cho có điều kiện thì đối tượng cửa hợp đồng thường là một tài sản và đối tượng của hứa thưởng là một công việc…
Theo quy định tại khoản 3 điều 462 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định ” Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” Như vậy, bên tặng cho chỉ có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp tặng cho có điều kiện mà bên được tặng không thực hiện nghĩa vụ.