Trong thời gian gần đây, nhiều đối tượng sử dụng email ( thư điện tử); thông báo đã chiếm quyền điều khiển máy tính nên biết nhiều dữ liệu nhạy cảm; nhằm đe dọa tống tiền người sử dụng. Tuy hành vi đe dọa thông qua tin nhắn, cuộc gọi không còn mới; nhưng hành vi gửi tin nhắn email với nội dung; đã hack được quyền truy cập và lợi dụng sự thiếu hiểu biết; về kiến thức dữ liệu nên các đối tượng vẫn dễ dàng; đánh vào tâm lý yếu của người dùng. Vậy, Hành vi gửi tin nhắn email tống tiền bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Bộ luật hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Gửi tin nhắn email là gì?
Email là từ viết tắt của Electronic Mail, có nghĩa là Thư điện tử. Đây là một phương thức trao đổi (gửi – nhận) thư từ thông qua mạng internet.
Việc chuyển và nhận thư giấy theo cách truyền thống; rất tốn kém về cả thời gian và tiền bạc, bạn phải đợi vài ngày có khi vài tuần; mới nhận được thư nếu gửi xa, bạn phải trả phí mua tem để sử dụng dịch vụ.
Nhưng với Email – một phương tiện truyền thông tin siêu nhanh, bạn nhận được thư ngay tức thì và thường thì các dịch vụ Email là hoàn toàn miễn phí. Không chỉ vậy, Email không chỉ chứa văn bản đơn thuần; nó còn có thể kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video, thậm chí là Email dạng sống động.
Do đó, email ngày càng phổ biến và hầu như trong thời đại công nghiệp số này; thì mỗi người đều ít nhất sở hữu một tài khoản email. Việc gửi tin nhắn email được hiểu là gửi thư, tin nhắn nhằm truyền đạt dữ liệu; đến đối tượng mà người dùng hướng đến. Hiện nay, gửi tin nhắn email được ứng dụng phổ biến khi phổ biến nội dung công việc; gửi đơn xin việc, gửi báo cáo,…
Hành vi gửi tin nhắn email tống tiền
Hành vi gửi tin nhắn email tống tiền là hành vi gửi hàng loạt các thư điện tử; tới email người dùng với nội dung đe dọa; về vấn đề rò rỉ dữ liệu cá nhân người dùng nhằm mục đích tống tiền.
Đặc trưng của hành vi này là giả mạo email, các đối tượng đã gửi email; đến nạn nhân (phần thông tin địa chỉ gửi email trùng với địa chỉ nhận email của nạn nhân); với nội dung cảnh báo thiết bị của nạn nhân đã bị hacker chiếm quyền điều khiển và bị hacker thu thập được; các thông tin hình ảnh nhạy cảm có trong thiết bị và bị quay lén qua camera.
Sau đó, đối tượng yêu cầu chuyển số tiền thông qua các phương thức khác nhau như ngân hàng, tiền mặt, hàng hóa,…. Thời gian qua, để qua mắt các lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng các dạng tiền được số hóa như Bitcoin, Dogecoin,… để không thể truy vết chúng.
Xử lý hành chính đối với hành vi gửi tin nhắn email tống tiền
Việc gửi email hàng loạt trên gây ảnh hưởng tâm lý và trực tiếp gây thiệt hại cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đồng thời vi phạm Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Bên cạnh đó, Điểm b khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP nêu rõ, phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, phần mềm độc hại. Với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt nêu trên.
Truy cứu hình sự đối với hành vi gửi tin nhắn email tống tiền
Khi đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội, người phạm tội bị truy cứu về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật hình sự 2015 .
Theo đó, mức phạt đối với người phạm tội là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào mức độ hành vi mà người phát tán các email hòng tống tiến đã gây ra mà có thể bị xử lý hành chính và cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi gửi tin nhắn email tống tiền bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Phân biệt Tội lừa đảo CĐTS với Tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa đảo để bán đất sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là việc dùng thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản của người khác.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Căn cứ Điều 174.Tùy theo tính chất mức độ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app vay tiền. Mức tù tối đa có thể lên tới 20 năm từ hoặc tù chung thân.