Chào Luật sư, tôi và chồng tôi cãi nhau cũng được một tuần. Vì lý do công việc nên tôi đi sớm về muộn nhưng chồng tôi cứ ghen tuông vô cớ. Mẹ chồng tôi lén vào phòng lấy căn cước của tôi. Tôi có việc đi công tác nhưng không thể mang theo căn cước thì không thể đi được. Điều này ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của tôi. Hành vi giữ giấy tờ của người khác bị xử phạt thế nào? Trong trường hợp này tôi phải làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thẩm quyền thu hồi tạm giữ Chứng minh nhân dân
“1- Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi chứng minh nhân dân nói tại điểm a, b khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2- Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3- Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân nói tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.”
Do bạn không nói rõ người đang giữ chứng minh thư nhân dân của bạn sử dụng vào việc gì? Tùy vào mục đích sử dụng của người giữ chứng minh thư nhân dân của bạn để xác định trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này.
Hành vi giữ giấy tờ của người khác bị xử phạt thế nào?
Hiện nay tùy vào tính chất mức độ có thể bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả. […]”.
Bị người khác chiếm giữ chứng minh thư thì giải quyết như thế nào?
Chứng minh thư nhân dân là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiện nay, Giấy chứng minh thư nhân dân của bạn bị người khác chiếm giữ. Tuy nhiên, theo Công văn 141/TANDTC-KHXH thì Tòa án không thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi lại chứng minh thư nhân dân. Để lấy lại chứng minh thư nhân dân bạn có thể yêu cầu cơ quan công an buộc người chiếm giữ chứng minh thư nhân dân phải trả lại cho bạn.
‘’…2. Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
3. Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do người khác đang chiếm giữ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) thì Tòa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
b) Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
c) Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó. Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (ví dụ: yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bị mất theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ “về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi nhận được Công văn này cần tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện.’’
Người sử dụng lao động giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động được không?
Điều 20 Luật Lao động năm 2012 quy định hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau: “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.”
Theo quy định trên, người lao động không được phép giữ bản chính văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ tùy thân của người lao động. Do vậy, việc công ty giữ giấy tờ bản gốc của bạn là vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với hành vi giữ bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
- b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, trong trường hợp này, công ty có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Hành vi giữ giấy tờ của người khác bị xử phạt thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch; thủ tục đăng ký bảo hộ logo, Trích lục ghi chú ly hôn …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chiếm giữ giấy tờ trái phép là hành vi cố tình không trả lại giấy tờ cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại giấy tờ đó.
Nếu chiếm giữ giấy tờ có trị giá dưới 10 triệu đồng: Thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh hình phạt người vi phạm còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chiếm đoạt giấy tờ trái pháp luật; buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép ; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các giấy tờ trên.
Đối với hành vi chiếm giữ giấy tờ có trị giá dưới 10 triệu đồng; thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;