Tội phạm giết người là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến khách thể mà pháp luật bảo vệ cụ thể là quyền sống được quy định trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam. Vậy hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày có bị phạt tù không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Tội giết con mới đẻ là gì?
Tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
“Tội giết con mới đẻ là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết”.
Các yếu tố cấu thành tội giết con mới đẻ
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Quy định về tội danh này vẫn được duy trì tại Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cụ thể như sau:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Tội giết con mới đẻ là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Đây là trường hợp phạm tội được tách ra từ khoản 4 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985, vì nếu quy định trường hợp giết con mới đẻ cũng là tội giết người thì tội giết người quy định tại Điều 123 thì không thể hiện đầy đủ bản chất của tội phạm, bởi vì khi tuyên án Tòa án vẫn phải kết án cho người phạm tội về tội giết người, nhưng hình phạt cao nhất chỉ có hai năm tù, chưa kể hậu quả pháp lý về xã hội đối với người phạm tội rất nặng nề.
Việc nhà làm luật tách hành vi giết con mới đẻ thành một tội phạm riêng là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xét xử và chuẩn hóa về mặt lập pháp.
Các yếu tố cấu thành tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 bao gồm:
Chủ thể
chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, cụ thể chủ thể ở đây là mẹ của đứa bé. Ngoài ra chủ thể đặc biệt còn thể hiện ở việc người mẹ đó phải vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết hoặc vứt con của mình mới đẻ ra. Nếu vì một lý do khác nào đó mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc tội phạm này. Có thể hiểu, ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại, không còn phù hợp với ý thức xã hội hiện tại.
Khách thể
Là quan hệ nhân thân của con người, cụ thể ở đây là quyền được sống của con người, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận. Đối tượng của hành vi là con được sinh ra trong vòng 7 ngày. Như vậy đối tượng của hành vi này là trẻ được sinh ra trong vòng 7 ngày, nếu đối tượng không phải trẻ được sinh ra trong vòng 7 ngày thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm khác được quy định trong Bộ luật dân sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Mặt khách quan
Hành vi của tội phạm này gồm hành vi giết con mới đẻ hoặc hành hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Hành vi giết con mới đẻ tương tự hành vi giết người, hành vi vứt bỏ con mới đẻ là hành vi bỏ rơi con mình ở bất kỳ địa điểm nào, mặc dù không dẫn đến hậu quả đứa trẻ bị chết thì vẫn cấu thành tội phạm này.
Như vậy, theo nội dung đã phân tích ở trên, chủ thể của tội phạm này phải là người mẹ. Cha không phải chủ thể của tội phạm này. Do vậy, hành vi cha giết con mới đẻ của mình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự, ở đây sẽ là Tội giết người.
Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm
Ngoài người mẹ của nạn nhân ra, không ai có thể là chủ thể của tội phạm này. Nhưng ngay cả là mẹ của nạn nhân cũng chỉ coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, nó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời.
Ví dụ: Dưới chế độ cũ, một người phụ nữ không có chồng lại có con, bị dư luận lên án, bị phong tục tập quán cũng như luật lệ trừng phạt rất nặng. Nhưng dưới chế độ mới, pháp luật vẫn bảo vệ những trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú và đứa trẻ đó sinh ra được Nhà nước bảo vệ như tất cả các trẻ em khác. Mặc dù về đạo đức xã hội vẫn còn có người lên án phụ nữ hoang thai và cũng chính dư luận xã hội còn như vậy nên còn có người mẹ không vượt lên tư tưởng lạc hậu đó mà giết hoặc vứt bỏ đứa con mình đẻ ra.
Thông thường, những đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi cho rằng đứa con đầu lòng không phải là con chung của vợ chồng nên sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ đã bóp chết con mình. Cá biết, có những nơi do tư tưởng phân biệt con trai và con gái nên đã có trường hợp người mẹ đã đẻ đến lần thứ 7 vẫn là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời đã bóp chết.
Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình, như: bị mất sữa lại bị bệnh nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan ngặt nghèo khác.
Pháp luật quy định đứa trẻ sinh ra được bao nhiều ngày thì gọi là mới đẻ. Thực tiễn xét xử ở nước ta coi đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời dài nhất là 7 ngày. Kể từ ngày thứ 8 trở đi, nếu người mẹ giết con mình thì không được coi là giết con mới đẻ nữa.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do kinh tế – xã hội phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận làng xa xôi hẻo lánh. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các vụ giết trẻ sơ sinh hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã hầu như không xảy ra.
Đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi trước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Đường lối xử lý đối với người phạm tội giết con mới đẻ
Người mẹ phạm tội giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ bị chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Việc xử lý loại tội phạm này chủ yếu nhằm giáo dục để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình đẻ ra, chống lại tư tưởng lạc hậu, những tàn dư của chế độ cũ. Chỉ nên truy tố, xét xử những trường hợp cần thiết có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi đe doạ giết người có bị đi tù không?
- Giết người vì mâu thuẫn cờ bạc bị xử lý như thế nào?
- Tội giết người khi nào bị kết án tử hình theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi có bị phạt tù không? “. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, tra mã số thuế cá nhân, Xác nhận tình trạng hôn nhân,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật hình sự 2015, có hai khung hình phạt như sau:
Thứ nhất, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;
Thứ hai, có thể bị tù giam từ 03 tháng đến 07 năm.
Căn cứ khoản 5 Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người dưới 16 tuổi không phải chịu hình phạt trung thân hoặc tử hình.