Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Thương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Lai Châu. Năm 2015, tôi và anh B có làm quen và quyết định tìm hiểu nhau, tiến tới mối quan hệ yêu đương. Chúng tôi yêu nhau được 06 năm, cho đến năm 2021, tôi và anh B xảy ra nhiều tranh cãi, trong mỗi lần giận dữ, anh B đều tác động vật lý vào cơ thể tôi. Tôi không chịu được nữa nên đã đề nghị chia tay. Sau 05 tháng chia tay, anh B có ý định muốn quay lại với tôi nhưng tôi không đồng ý. Anh B liền có những hành vi đe dọa tôi, như anh dọa sẽ tung hết ảnh để bôi xấu danh dự, nhân phẩm của tôi. Hàng ngày, anh B đều khủng bố tôi qua tin nhắn, luôn dùng những lời lẽ xúc phạm và đe dọa tôi. Luật sư cho tôi hỏi hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Đe dọa là gì?
Đe dọa là Hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.
Người thực hiện hành vi đe dọa thường dùng các cách thức khác nhau. Có thể là dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản… Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…
Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm uy tín của người dân
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người Việt Nam như sau:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Quyền sống quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe thân thể của người dân
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của người dân Việt Nam như sau:
– Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
– Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
- Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
- Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.
Hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào?
– Hành vi đe dọa người khác có thể bị xử phạt hành chính
Hành vi hăm dọa người khác được biểu hiện bằng các hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà chưa có những dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
– Hành vi đe dọa người khác có thể bị xử lý hình sự
Căn cứ điều 8 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“ 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Hành vi hăm dọa người khác có phải là phạm tội không cần căn cứ vào các cấu thành tội phạm của hành vi, bao gồm khách thể của tội phạm, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể thực hiện.
Theo quy định tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“ 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:
+ Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe dọa. Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa. Số lần đe dọa và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe dọa.
+ Mặt khách quan: Có hành vi làm cho người bị đe dọa biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm
+ Chủ thể: Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi đe dọa người khác trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà người có hành vi đe dọa người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Xử phạt hình sự: Nếu việc chửi bới, đe dọa đã lên đến đỉnh điểm là đe doạ giết người và làm cho người bị đe dọa lo sợ; và có căn cứ lo sợ rằng, việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe doạ giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe doạ giết người. Còn các trừng hợp đe doạ người khác thông thường chỉ dừng lại ở việc xử lý phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:
– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Đối với người dưới 16 tuổi;
- Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Mời bạn xem thêm :
- Chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở như thế nào?
- Di chúc có phải là giao dịch dân sự không năm 2023?
- Giá bồi thường khi thu hồi đất là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hành vi đe dọa người khác chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệtư
Vấn đề “Hành vi đe dọa người khác bị xử phạt như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ chuyển từ đất ao sang thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp bị nhắn tin đe dọa, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân; công dân có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an cấp xã hoặc cấp huyện theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA.
Theo đó, công an cấp xã sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. Sau đó sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra các vụ án hình sự hoặc cơ quan điều tra cấp tỉnh tuỳ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội (căn cứ Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Theo đó, hồ sơ để tố cáo gồm:
– Đơn tố cáo.
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của người tố cáo.
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh cho việc tố cáo của mình về hành vi phạm tội gồm các tin nhắn đe dọa, và các chứng cứ liên quan khác để Cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.
* Về mặt khách quan của tội phạm:
– Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.
– Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.
* Về mặt chủ quan của tội phạm:
– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.
Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
– Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.
* Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
* Chủ thể của tội phạm:
– Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi đe dọa bằng cách gọi vào đường dây nóng như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối hành vi sau đây:
+ Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm