Đánh nhau là hành vi vi phạm pháp luật; hành vi đánh nhau có thể gây tổn hại về mặt thể chất lẫn mặt tinh thần cho các bên. Vậy hiện nay hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu dưới bài viết ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định?
Xử phạt hành chính hành vi đánh nhau
Hành vi đánh nhau; đánh người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định”
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
………
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
…….
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
……”
Ngoài bị phạt tiền; người có hành vi đánh nhau còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Như vậy tùy theo tính chất; biểu hiện hành vi mà hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính với các vi phạm trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đánh nhau
Nếu đủ cấu thành tội phạm, hành vi đánh nhau có thể cấu thành tội:
– Tội cố ý gây thương tích cho người khác; được quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134; thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích
Người có hành vi đánh nhau có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù; mức phạt tù cao nhất là từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cải tạo không giam giữ; phạt tù cao nhất từ 02 năm đến 07 năm khi có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;…
Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hành vi đánh nhau
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
Người từ đủ 14 tuổi trở lên; nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều tại khoản 2 điều 12 BLHS 15
Bồi thường thiệt hại đối với hành vi đánh nhau
Bồi thường thiệt hại về sức khỏe đối với hành vi đánh nhau
Bên bị hại trong các vụ đánh nhau; có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về hành vi đánh nhau của bên kia; với các mức bồi thường tại điều 590 Bộ luật Dân sự 2015
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng đối với hành vi đánh nhau
Hành vi đánh nhau xảy ra gây thiệt hại về tính mạng cho một bên; bên bị hại có thể được bồi thường thiệt hại về tính mạng như sau:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật với học sinh đánh nhau thì hình thức kỷ luật gồm có:
– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.