Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Gần đây cứ tầm vào buổi tối gần nhà tôi có một đám thanh niên tụ tập đánh nhau có sử dụng hung khí. Hành vi đánh nhau có phải là hành vi gây rối trật tự công cộng hay không? Hành vi đánh nhau có sử dụng hung khí có bị xử lý hình sự hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Hành vi đánh nhau có hung khí” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Biểu hiện của hành của hành vi gây rối trật tự công cộng
Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Trong đó, nơi công cộng được hiểu là những địa điểm “kín” như (rạp hát, rạp chiếu bóng…) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố…) mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.
Biểu hiện của hành của hành vi gây rối trật tự công cộng
+ Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một hoặc nhiều người;
+ Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị ở nơi công cộng;
+ Hò hét, tạo tiếng động gây ầm ĩ, đua xe máy trái phép;
+ Hành hung người làm nhiệm vụ hoặc người tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự nơi công cộng;
+ Tụ tập ẩu đả, đánh nhau ở nơi công cộng.
Hành vi đánh nhau có hung khí
Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
– Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);
– Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);
– Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:
+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng.
Đánh nhau gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu TNHS
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mức phạt tối đa đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.
Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo không?
Tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) giải thích về án treo như sau:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo đó, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị xử phạt tù tối đa 03 năm;
– Người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc;
….
Như vậy, từ các quy định nêu trên và đối chiếu với mức phạt Tội gây rối trật tự công cộng, người phạm tội có thể được hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, đồng thời đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng án treo như: Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định…
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Hành vi đánh nhau có hung khí” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là dịch vụ Đổi tên căn cước công dân có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.Hoặc liên hệ qua các kênh sau đây:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước
- Phụ cấp học viên quân đội
- Nộp đơn xin nghỉ việc có rút lại được không
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được trả lương không
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự như sau:
– Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
– Khi có quyết định đại xá.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi chuẩn bị hung khí nhưng chưa đánh nhau thì vẫn bị xếp vào tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người có hành vi này bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng.
– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo quy định trên thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh nhau có hung khí là 05 năm.