Cướp giật tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Tình trạng cướp giật hiện nay vẫn xảy ra; đặc biệt là đối với người tham gia giao thông; các đối tượng này lợi dụng sơ hở mất cảnh giác của người đi đường; để dễ dàng thực hiện hành vi trộm cắp; và điện thoại là tài sản bị cướp giật nhiều nhất vì thường được mang bên người; để ở những chỗ dễ lấy. Vậy theo quy định hiện nay; hành vi cướp giật điện thoại bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
“Ngày 30-10, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết; đơn vị đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Tuấn (30 tuổi, trú tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột); để điều tra về hành vi cướp giật tài sản. Tuấn đang là nhân viên lao động hợp đồng tại một công ty môi trường ở Đắk Lắk.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 17 giờ ngày 26-10; trong lúc đi làm về trên đường Hà Huy Tập (TP Buôn Ma Thuột); Tuấn phát hiện một người phụ nữ điều khiển xe máy phía trước có đeo một chiếc ba lô; bên hông trái ba lô có để một chiếc điện thoại Iphone XS nhưng không kéo khóa. Ngay lập tức, Tuấn liền áp sát, cướp giật lấy chiếc điện thoại rồi rồ ga bỏ chạy.
Theo lời khai của Tuấn, chiều hôm đó đi làm về vì cần tiền tiêu xài; và mua ma túy sử dụng nên Tuấn đã ra tay cướp giật tài sản. Sau đó, Tuấn bán chiếc điện thoại này được 2 triệu đồng; để tiêu xài cá nhân và mua ma túy sử dụng.
Hiện vụ việc đang được Công an TP Buôn Ma Thuột; tiếp tục điều tra làm rõ, để xử lý Phạm Minh Tuấn về hành vi cướp giật tài sản.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là cướp giật tài sản?
Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; mà lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản; hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi nhanh chóng tẩu thoát. Trường hợp đối tượng cướp giật tài sản bị phát hiện; có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc chiếm bằng được tài sản thì có phạm tội cướp tài sản?
Ở đây cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản; hoặc chiếm đoạt được tài sản; nhưng đã bị người bị hại; hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản; thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Nếu có hành vi hành hung chỉ nhằm mục đích tẩu thoát; thì vẫn phạm tội cướp giật tài sản với tình tiết tăng nặng định khung: Hành hung để tẩu thoát.
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản; nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản; để công khai chiếm đoạt tài sản của họ. Còn ở đây người bị cướp giật tài sản biết được và có cố gắng giành lại từ tên cướp.
Cướp giật điện thoại là hành vi vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi cướp giật tài sản.
Các dấu hiệu của tội phạm cướp giật tài sản
– Dấu hiệu chủ thể: Đối với người phạm tội một trong số các trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 136 của bộ luật hình sự thì người phạm tội nếu đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn nếu phạm tội trong trường hợp quy định tại điều khoản 2, 3, 4 trong điều 136, người phạm tội nếu đủ 14 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Dấu hiệu khách thể :Là dấu hiệu giữa các mối hệ về tài sản và quan hệ thân nhân.
– Về mặt khách quan của tội phạm
Lợi dụng sự sơ hở, không chủ ý của chủ tài sản, người phạm tội cướp giật bất ngờ nhanh chóng và công khai.
Hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để cướp giật tài sản…
Lưu ý: Đối với trường hợp cướp giật tài sản mà người bị cướp đã cố gắng chống cự lại để giành lại tài của mình mà người phạm tội lại có hành vi sử dụng bạo lực đe dọa người đó để cướp đoạt cho bằng được được tài sản thì sẽ bị quy về hành vi cướp tài sản.
Người phạm tội cướp giật tài sản xong sẽ bỏ trốn ngay, đây chính là đặc trưng của những kẻ chuyên cướp giật tài sản. Thế nhưng đây không là dấu hiệu bắt buộc.
Hậu quả: người phạm cướp giật được tài sản của người khác.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Cố ý gây lỗi và mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Hành vi cướp giật điện thoại bị xử phạt như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi cướp giật điện thoại
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
Hình phạt chính đối với người cướp giật tài sản của người khác: Bị phạt ngồi tù từ 1 đến 5 năm. Nếu phạm tội 1 trong số các trường hợp sau; sẽ bị xử phạt ngồi tù từ 3 đến 10 năm:
- Phạm tội có tổ chức.
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
- Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản của người khác.
- Hành hung để tẩu thoát.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng.
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu phạm tội một trong số các trường hợp sau sẽ bị xử phạt ngồi tù tù 7 năm đến 15 năm.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.
- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Còn đối với các trường hợp phạm tội sau đây sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc có thể sẽ bị xử phạt tù chung thân.
- Cố tình gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
- Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
- Gây hậu quả nghiêm trọng đến người khác.
Ngoài ra, người phạm tội cướp giật tài sản còn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền bị phạt từ 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tổng số tiền bị phạt hành chính còn tùy thuộc vào trường hợp phạm tội mà người đó gây ra.
Trách nhiệm hình sự về tội khác khi cướp giật điện thoại
Ngoài ra, người có hành vi cướp giật điện thoại nếu người chưa chiếm đoạt được tài sản; hoặc chiếm đoạt được tài sản nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại mà người phạm tội vẫn tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt bằng được tài sản; thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản; nếu gây thương tích cho người giành lại tài sản; thì truy cứu hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Mời bạn xem thêm bài viết
Cướp tiền của người khác bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
Luật pháp và tình người có mâu thuẫn trong vụ tên cướp “lương thiện” trả lại 100 triệu?
Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi cướp giật điện thoại bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lí. Trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.