Hoạt động vay tài sản thường xuyên xảy ra trong đời sống thường ngày; và dưới nhiều hình thức, nhiều mức lãi suất mà các bên thỏa thuận với nhau. Theo báo chí đưa tin, ngày 9/9; Công an huyện Quỳ Châu đã bắt giữ đối tượng V.T.N cho vay với lãi suất lên tới 252%/năm. Vậy, Hành vi cho vay nặng lãi có bị đi tù theo quy định của pháp luật không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Lãi suất khi vay
Trước hết, cần hiểu người cho vay nặng lãi là một người cung cấp các khoản vay với lãi suất cực cao; có các điều khoản thu nợ nghiêm ngặt; khi không trả được và thường hoạt động bên ngoài chính quyền địa phương.
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất; thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn như trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, lãi suất giới hạn là lãi suất cao nhất trong Bộ luật Dân sự. Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm (tức 1,67%/tháng) của khoản tiền vay. Khi bị các đối tượng cho vay dọa kiện ra tòa, khi đó cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Hành vi cho vay nặng lãi có bị đi tù theo quy định của pháp luật không?
Tùy vào mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi phạm tội; có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính hành vi cho vay nặng lãi
Hành vi chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm; thì có thể bị xem xét xử phạt hành chính theo căn cứ tại điểm d, khoản 3, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
“d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Để một đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay nặng lãi, hành vi đó phải đáp ứng các yếu tố cấu thành sau:
- Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, xâm phạm đến lợi ích của công dân.
- Mặt khách quan:
+ Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.
+ Cho vay lãi gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng này hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Mặt chủ quan: Được thực hiện do lỗi cố ý.
- Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 02 khung hình phạt, cụ thể:
- Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 201; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Người phạm tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 201; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, mức phạt tù cao nhất là 03 năm tù giam. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Hành vi cho vay nặng lãi 252% ở Nghệ An bị xử lý thế nào?
Theo đó, sau một thời gian lập chuyên án; ngày 9/9, tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Công an huyện Quỳ Châu đã phá thành công; chuyên án đấu tranh tội phạm cho vay nặng lãi, bắt giữ đối tượng V.T.N.
Quá trình điều tra, bước đầu xác định, đến thời điểm bị bắt; đối tượng N. cho nhiều người vay với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng; với mức lãi suất 5 triệu đồng/100 triệu đồng/tuần (252%/năm), thu lợi bất chính số tiền trên 368 triệu đồng.
Như vậy, căn cứ Khoản 2 Điều 201 Bộ luật hình sự 2015; N. có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi cho vay nặng lãi có bị đi tù theo quy định của pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Cho vay nặng lãi thì bị xử lý như thế nào?
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Là “người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan; hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Căn cứ vào các quy định dẫn chiếu ở trên; nếu một người có vấn đề về tinh thần; đầu óc không được minh mẫn nhưng chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự; thì vẫn có thể kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đăng ký kết hôn là ghi vào Sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ.