Bất kỳ mỗi người chúng ta đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và nhân phẩm. Chính vì vậy, không ai có quyền xâm phạm đến các quyền cơ bản này của con người. Thực tế, trong cuộc sống, các mối quan hệ giữa con người với con người thường hay xảy ra bất đồng, mâu thuẫn. Vậy nên sẽ xuất hiện trường hợp, trong cơn tức giận, mất kiểm soát bản thân, các cá nhân sẽ thực hiện hành vi hăm dọa, đe dọa người khác. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi này có được phép không? Hành vi cầm dao đe dọa người khác theo quy định như thế nào? Hành vi dùng dao đe dọa người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? Xử lý hành vi dùng dao đe dọa người khác để cưỡng đoạt tài sản như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Đe dọa là gì?
Đe dọa là (Hành vi) uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hoi nhất định.
Nội dung của đe dọa rất khác nhau như đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản… Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư, qua điện thoại… Các đòi hỏi của kẻ đe dọa có thể là đòi giao tài sản, đòi cho được giao cấu…
Đe doạ cũng có thể là thủ đoạn làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhất định và do vậy, có thể được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội đó. Ví dụ: Đe doạ dùng vũ lực được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật cũng như của tội cưỡng ép người khác khai báo gian dối…
Ngoài ra, hành vi đe doạ với nội dung cụ thể có thể cấu thành tội độc lập như đe doạ tước đoạt tính mạng người khác có thể cấu thành tội đe doạ giết người hoặc tội khủng bố.
Hành vi nhắn tin đe dọa người khác
Nhắn tin đe dọa người khác cần xét trên 2 trường hợp dựa trên nội dung tin nhắn: đe dọa giết người hoặc không đe dọa giết người.
Trường hợp nhắn tin đe dọa giết người hoặc giết người thân
Theo quy định tại điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).
Ví dụ: Đe doạ người khác nhiều lần bằng lời nói là sẽ giết chết họ.
Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).
+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.
Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:
– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.
– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.
– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.
– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.
Lưu ý: Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
+ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người (phạm tội chưa đạt) với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.
Tuy nhiên, ở tội đe doạ giết người thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện đe doạ giết. Còn ở trường hợp giết người chưa đạt (Điều 123), thông thường người phạm tội thực hiện việc chuẩn bị phạm tội một cách lén lút, bí mật. Mặt khác, mục đích đe dọa của tội này khác với mục đích giết người của tội giết người.
Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.
Mặt chủ quan: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Lưu ý: Trường hợp đe doạ giết người mà có động cơ mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị đe doạ thì không cấu thành tội này. Trong trường hợp này người có hành vi đe doạ giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Chủ thể: Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khung hình phạt tội đe dọa giết người:
Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
b) Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội đe doạ giết người thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đối với nhiều người (từ hai người trở lên)
– Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (xem giải thích tương tự ở tội giết người).
– Đối với trẻ em (tức là người dưới mười sáu tuổi)
– Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác (Tội phạm khác là tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện hoặc đang thực hiện).
Hành vi nhắn tin đe dọa những không mang tính chất giết người
Hành vi nhắn tin không mang tính chất đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận được tin nhắn phải thực hiện những yêu sách thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số, vô tuyến điện:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm;
i) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải, truy nhập, tìm kiếm dữ liệu, thông tin hợp pháp trên môi trường mạng;
k) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu;
l) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Và trong những trường hợp bị đe dọa như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như bảo đảm sự an toàn cho chính mình; người bị hại có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Căn cứ vào tin báo, tố giác tội phạm của bạn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Theo đó, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người có hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4 Điều 97 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:
“Điều 97. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền không vượt quá 40.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bưu chính mức phạt tiền không vượt quá 16.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Vậy, để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời, bạn cần phải xem xét hành vi thu thập các thông tin về thân nhân của nạn nhân cũng như hành vi đe dọa của người đe dọa đối với nạn nhân nhằm mục đích gì thì mới xác định được cụ thể trường hợp này có cấu thành tội phạm hình sự hay không?
Hành vi cầm dao de dọa người khác bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi dùng dao đe dọa người khác áp dụng theo điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
Theo đó, cá nhân có hành vi dùng dao đe dọa người khác đồng nghĩa với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương nên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Còn đối với tổ chức vi phạm cùng hành vi trên thì sẽ chịu phạt tiền gấp đôi, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo điểm a khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Hành vi dùng dao đe dọa người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?
Nếu hành vi này là hành vi đe dọa giết người thì có thể xử lý hình sự theo Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:
Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, đối với người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với các trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức phạt từ có thể lên tới 07 năm tù.
Xử lý hành vi dùng dao đe dọa người khác để cưỡng đoạt tài sản như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cưỡng đoạt tài sản cụ thể như sau:
Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Từ quy định nêu trên thì nếu hành vi dùng dao đe dọa người khác để yêu cầu đưa tài sản thì có thể xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hành vi cầm dao de dọa người khác” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn vấn đề lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của người kia bị xử phạt hành chính, cụ thể:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Bạn có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan Công an nơi gia đình bạn đang cư trú để xử phạt hành chính.
Trong trường hợp bị nhắn tin đe dọa, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân; công dân có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Người nhận được tin nhắn đe dọa cần lưu lại các tin nhắn, và các chứng cứ liên quan khác để cung cấp cho Cơ quan điều tra khi làm đơn tố cáo. Căn cứ vào đó, Cơ quan điều tra sẽ có thêm thông tin khi xác minh và giải quyết vụ việc.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự;…
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Khi bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, có thể tham khảo cách xử lý theo từng bước như sau:
– Bình tĩnh, kiểm tra tính xác thực về hình ảnh bị đe dọa
Khi bị đe dọa phát tán hình ảnh nhạy cảm, người bị hại nên cố gằng trấn tĩnh ngay, không vội chấp nhận yêu cầu của đối tượng đe dọa và phải kiểm tra tính xác thực của thông tin. Nếu để mất bình tĩnh, rất có thể người bị hại sẽ bị kẻ xấu tiếp tục bị đe dọa và kiểm soát.
– Khôn khéo thương lượng để kéo dài thời gian
Sau khi xác thực được hình ảnh đem ra đe dọa là thật, nên tỏ thái độ hợp tác, sẵn sàng chấp nhận mọi yêu cầu của kẻ đe dọa, làm cho đối tượng chủ quan mất cảnh giác đồng thời tìm cách kéo dài thời gian.
– Lập tức trình báo với cơ quan công an
Ngay sau khi thương lượng với đối tượng cần phải báo ngay với cơ quan Công an địa phương. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp đối tượng theo dõi, việc báo cho cơ quan công an cần phải thực hiện một cách kín đáo.
Như vậy, khi bị đe dọa tung ảnh nóng, người bị đe dọa nên bình tĩnh xử lý và trình báo ngay với cơ quan công an để kịp thời giải quyết và xử lý hành vi đe dọa trái pháp luật này.