Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ; tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch; là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật; thì đối diện với tội danh buôn lậu hàng hóa. Mới đây, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, một nam thanh niên chở 1.000 bao thuốc lá lậu; đi tiêu thụ giữa mùa dịch. Vậy hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
VBHN: Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013
Nội dung tư vấn
Thuốc lá lậu là gì?
Sản phẩm thuốc lá nhập lậu là sản phẩm được sản xuất; từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến; dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và; các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài; không có đủ hoá đơn chứng từ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BCT-BTC-BCA.
Vì thuốc lá là sản phẩm độc hại, Chính phủ Việt Nam đang duy trì thuế nhập khẩu cao; để hạn chế nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá ngoại. Mức thuế nhập khẩu hiện đang duy trì ở mức 135% giá nhập khẩu. Sau khi áp thuế nhập khẩu, sẽ tiếp tục áp thuế TTĐB; và thuế GTGT lên trên giá đã có thuế nhập khẩu.
Thuế suất thuế nhập khẩu cao làm cho thuốc lá ngoại nhập khẩu hợp pháp; khó tiêu thụ vì giá bán cao, do đó tạo động lực gây ra buôn lậu thuốc lá.
Vì vậy, ngay cả khi thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hoặc cao; vẫn sẽ có động lực mạnh mẽ để buôn lậu thuốc lá nhằm trốn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.
Người muốn kinh doanh, buôn bán thuốc lá phải làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh theo quy định.
Hành vi buôn bán thuốc lá lậu
Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19; hoạt động buôn lậu thuốc lá diễn ra ngang nhiên; thách thức pháp luật ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới Tây nam; nhất là các địa bàn trọng điểm như: Long An, An Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Tháp, TPHCM…
Thuốc lá lậu được các đối tượng tập kết ở các kho hàng sát biên giới, chờ thời cơ thuận lợi sau đó dùng các dùng phương tiện xuồng máy hoặc thuê người vác, vận chuyển băng qua đường biên giới. Sau khi vào nội địa, các “đầu nậu” dùng rất nhiều chiêu thức để vận chuyển.
Điển hình là việc dùng xe gắn máy vận chuyển đơn lẻ, thành nhiều chuyến để qua mặt các cơ quan quản lý. Trong quá trình hoạt động, thuốc lá lậu được ngụy trang cất giấu rất tinh vi, các đường dây vận chuyển được tổ chức hoạt động rất chuyên nghiệp, đặc biệt là luôn có người theo dõi các lực lượng chức năng 24/24h…
Hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. Hành vi trên có thể bị xử phạt từ 500 ngàn đến 70 triệu đồng tùy số lượng thuốc lá (dưới 500 bao)
Căn cứ Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về Tội buôn lậu. Khi được vận chuyển thuốc lá lậu, nếu người vận chuyển đã biết hàng hóa vận chuyển là hàng cấm, đồng thời họ tham gia vào việc buôn bán trái phép thuốc lá qua biên giới thì họ sẽ bị tuy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn lậu.
Tuy nhiên, nếu người này chỉ được thuê vận chuyển để nhận thù lao mà không tham gia vào hoạt động buôn bán qua biên giới, không nhằm mục đích buôn bán qua biên giới thì họ không phạm tội buôn lậu, mà hành vi của họ cấu thành tội phạm vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới theo quy định tại Điều 154 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Hành vi buôn bán thuốc lá lậu của nam thanh niên ở Bà Rịa Vũng Tàu bị xử lý như thế nào?
Vào tối 31/8, Tổ công tác đồn Biên phòng Bình Châu (Bộ đội Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu) thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại khu vực bờ biển thuộc xã Bình Châu, phát hiện N.T.K điều khiển xe mô tô địa hình có biểu hiện nghi vấn, ra đường trong thời gian giãn cách xã hội nên dừng xe kiểm tra.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện trên xe của Kiên đang chở 1.000 bao thuốc lá ngoại nhập lậu nhãn hiệu Jet. K. khai nhận toàn bộ số thuốc lá điếu nhập lậu trên được anh ta mua về bán cho các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn xã Bình Châu để kiếm lời; trên đường đi giao hàng thì bị phát hiện, bắt giữ.
Như vậy, căn cứ Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, hành vi của K. bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Tội buôn lậu. Tuy nhiên, cần phải xác định giá trị của 1.000 bao thuốc lá mà K. đã buôn bán để có thể có hình phạt cuối cùng. Mức hình phạt có thể từ 50 triệu đến 5 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.
Ngoài ra, K. còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bên cạnh đó, K. vi phạm phòng chống dịch do ra ngoài không có lý do thực sự cần thiết; do đó còn bị xử phạt hành chính từ 01 đến 03 triệu đồng theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng
Câu hỏi thường gặp
Hành vi phát tán phim lậu là hành vi trình chiếu, phát sóng phim khi chưa mua bản quyền từ nhà sản xuất. Mục đích của hành vi này nhằm thu lợi bất chính.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP; hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Hàng xách tay sẽ chỉ hợp pháp khi dùng với đúng mục đích đó là quà tặng biếu, tự sử dụng. Việc đưa hàng xách tay vào việc kinh doanh buôn bán sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP: từ 500 ngàn đến 50 triệu đồng.