Để giãn cách xã hội có hiệu quả, việc cung ứng lương thực; thực phẩm cho người dân là yếu tố rất quan trọng. Trong khi các lực lượng chức năng đang quá tải; với những đơn hàng đi chợ giúp dân, không ít người vô ý thức; rất đáng lên án đã đặt hàng đi chợ hộ, rồi sau đó hủy đơn hàng. Vậy, Hành vi bom hàng đi chợ hộ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bom hàng là gì?
Boom hàng hay bom hàng, bùng hàng là những từ; dùng để chỉ trích hành động người mua đặt hàng online nhưng không nhận hàng; hoặc trả lại với nhiều lý do khác nhau.
Tình trạng này xảy ra khá phổ biến với các shop; sử dụng hình thức giao hàng thu tiền hộ (ship cod). Gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho người bán và kể cả người đi ship hàng; như:
- Mất thời gian, công sức cho việc chốt đơn, lên đơn, đóng gói, giao hàng,…
- Hàng hóa có thể bị ảnh hưởng tới chất lượng trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt như các mặt hàng tươi sống, hạn dùng ngắn, dễ dư hỏng,…
Đi chợ hộ ở TP.HCM
Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, nhằm hạn chế việc ra khỏi nhà; từ ngày 23/8, tất cả hoạt động cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân; được thực hiện qua phương thức “đi chợ hộ”. Người dân sẽ được phát phiếu đặt hàng và đặt theo nhu cầu của gia đình.
Theo đó, tổ hậu cần, tổ Covid-19 cộng đồng, các lực lượng tình nguyện; công an, quân đội được tăng cường tại địa phương sẽ tham gia đi chợ hộ; với tần suất 1 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến từng hộ dân (có trả tiền).
Với hệ thống Go&Big C, hay AEON, đại diện các siêu thị này cho biết đã thiết kế sẵn các combo thực phẩm và trái cây để các tổ hậu cần gửi tới người dân lựa chọn.
Các siêu thị Big C, Topsmarket, GO! (thuộc tập đoàn Central Retail Việt Nam) cũng đang có 2 nhóm combo; trong đó, combo dinh dưỡng bao gồm rau củ, thịt ,cá có giá trị 300.000 -1 triệu đồng. Còn combo vitamin bao gồm các loại trái cây có giá 60.000 -120.000 đồng.
Hành vi bom hàng đi chợ hộ
Từ ngày 23/8, việc đi chợ cho người dân TP.HCM do phường, xã trực tiếp đảm nhận. Sau gần thời gian triển khai, trong khi nhiều người chật vật đặt hàng “đi chợ hộ” thì nhiều địa phương phản ánh tình trạng cán bộ đi chợ giúp nhưng khi giao lại không có người nhận, một số trường hợp trả lời “chỉ đặt thử”. Thậm chí, khi lực lượng bộ đội đi chợ hộ, cũng có tình trạng bị “bom hàng”.
Trước đó, ngày 27/8, tại TP. Thủ Đức cũng cho biết có phường tiến hành giao hàng đợt đầu tiên cho người dân thì bị bom hàng khoảng 100 đơn hàng.
Trong khi cả hệ thống chính quyền thành phố đang căng mình chống dịch, để an toàn cho người dân – ai ở đâu ở yên ở đó, các hội đoàn thể và cả sự tham gia của lực lượng quân đội được chi viện giúp dân cung ứng thực phẩm. Nhưng chỉ vì muốn “thử đặt hàng” xem như thế nào của một bộ phận người dân đã khiến không chỉ người đi chợ hộ vừa tốn sức lực trong việc xử lý đơn hàng, mà còn làm nghẽn mạng cục bộ từ các đường link đặt hàng từ các hệ thống siêu thị.
Hành vi bom hàng đi chợ hộ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Bản chất của việc đi chợ hộ là quan hệ dân sự mua và bán hàng hóa là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp để đáp ứng nhu cầu về ăn, mặt, ở, tiêu dùng tối thiểu của người dân.
Trong các quan hệ dân sự này có thể có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, từ chối nhận hàng, tranh chấp về việc mua bán… Đó là quan hệ dân sự hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, với bất cứ ai…
Việc người dân không nhận hàng, không thanh toán tiền cũng không phải là căn cứ để có thể áp dụng các chế tài hành chính hoặc các biện pháp cứng rắn bằng pháp luật bởi đây là quan hệ dân sự thuần tuý.
Có một số giải pháp có thể đưa ra để hanh chế tình trạng này như yêu cầu thanh toán tiền trước; xác minh lại thông tin cụ thể về loại hàng, thời gian giao hàng, đặc điểm của hàng hóa và nghĩa vụ của người mua nếu như từ chối nhận hàng; tăng cường các hình thức mua bán trực tiếp bằng cách cho xe chở vào các ngõ xóm để người dân có cơ hội mua sắm trực tiếp.
Còn đối với những đối tượng có tư tưởng chống đối, cản trở chính sách, gây rối an ninh trật tự bằng cách đặt hàng nhiều lần, nhiều chỗ nhưng không nhận hàng, cố tình trốn tránh mà không có lý do chính đáng. Có thể xác định là hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi bom hàng đi chợ hộ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Chợ tự phát là cách gọi dân dã những nơi người dân tự họp chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Nó còn được gọi các tên khác như chợ cóc, chợ chạy, chợ chồm hổm…
Tại Hà Nội, Tp.HCM và các địa phương giãn cách xã hội; hiện nay đã có các công văn chỉ đạo nghiêm cấm việc; mở các điểm mua bán tự phát lấn chiếm lòng; lề đường, vi phạm trật tự an toàn giao thông; không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và văn minh đô thị xung quanh các chợ đầu mối và chợ truyền thống nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.
Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch chính là hành vi tự tập đông người, không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân khi tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế ( ra ngoài khi không cần thiết).
Theo đó, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; mức xử phạt đối với mỗi cá nhân là từ 01 đến 03 triệu đồng