Hoạt động điện ảnh ngày càng được quan tâm và phát triển ở Việt Nam. Gần đây, không ít những bộ phim điện ảnh ra đời gây được tiếng vang lớn; đoạt được nhiều giải thưởng giá trị. Bên cạnh đó, một số bộ phim không thể qua kiểm duyệt; do vi phạm những điều cấm trong pháp luật hiện hành. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh.
Căn cứ pháp lý
Luật điện ảnh 2006 sửa đổi bổ sung 2009;
Nội dung tư vấn
Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các hành vi tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc được chi tiết bởi những hành động sau:
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc huy, quốc kỳ,
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng, xúc phạm quốc ca
Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
Các hành vi tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược; gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước được cụ thể hóa như sau:
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng; xúc phạm giá trị biểu trưng dân tộc, đất nước.
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết phỉ báng; xúc phạm miệt thị dân tộc, tôn giáo.
Các hành vi tuyên truyền, kích động bạo lực được cụ thể hóa như sau:
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện cảnh đánh đập; tra tấn, giết người dã man
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết khuyến khích tội ác, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án cái ác gắn với nội dung phim.
Các hành vi tuyên truyền tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy; hành vi tội ác, tệ nạn xã hội; mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục được cụ thể hóa như sau:
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết thể hiện sự dung thứ hoặc đồng tình với tệ nạn xã hội.
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết gây cảm giác hoảng loạn, mê muội trước các lực lượng siêu nhiên, ma quái.
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết mang tính khiêu dâm, đồi trụy, loạn dâm, loạn luân trái với thuần phong mỹ tục.
- Đặt tên phim gây phản cảm, thô tục.
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, lời thoại, chữ viết có nội dung trái pháp luật khác.
Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại đều là các vấn đề có sức ảnh hưởng tối cao đến lợi ích toàn dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ảnh hưởng đến cả đường lối và uy tín quốc gia trên thế giới; vì vậy, việc tiết lộ bí mật gây ảnh hưởng sâu sắc đến cả quốc gia và là hành vi đương nhiên bị cấm trong hoạt động điện ảnh.
Điều 21 Hiến pháp Việt Nam có quy định quyền của công dân về bí mật đời tư cá nhân và bí mật khác như sau:
Điều 21.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Theo điều 11 của Hiến pháp Việt Nam 2013 có quy định như sau:
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Ngoài ra, bộ luật hình sự Việt Nam cũng có quy định như sau:
Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đặc biệt, ở hoạt động mang tính tuyên truyền cao như điện ảnh; hành vi xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ mang tính tuyên truyền rộng rãi; vì vậy, không được phép thực hiện.
Hy vọng thông tin hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các cảnh phim bạo lực đều bị kiểm duyệt; trừ trường hợp các cảnh phim đó nhằm phê phán, lên án cái ác gắn với nội dung phim; nhưng vẫn sẽ bị giới hạn hết mức.
Các bộ phim về nhân vật lịch sử không được phép xuyên tạc sự thật lịch sử; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc.
Việc đặt tên các sản phẩm điện ảnh cần lưu ý không vi phạm các điều cấm trong hoạt động điện ảnh; không giật tít câu tương tác; không đặt tên gây phản cảm, thô tục.