Thịt lợn là món ăn phổ biến và hầu như góp mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong khi thị trường thịt lợn lên xuống thất thường về giá; một số người dân đã bất chấp thịt lợn dịch; bệnh để bán ra ngoài thị trường, gây hại cho những ai ăn phải. Hành vi này gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng cho người tiêu dùng. Người muốn phân phối thực phẩm phải đăng ký theo thủ tục của cơ quan chức năng. Vậy, Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Dịch tả lợn châu Phi
Bệnh có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm cho do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn; mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100% với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan; dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.
Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp; trong thịt lợn sống hoặc ở nhiệt độ không cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng; lợn bị chết ở 70 độ C. Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan; trên phạm vi rộng và kéo dài dịch tả lợn.
Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có thể phân biệt được bằng mắt thường không?
Thịt nhiễm tả lợn châu Phi hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu quan sát thấy thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm; xanh nhạt, phần bì lấm tấm máu, tai lợn bị tím tái; khi chạm tay vào thì thấy chảy nhớt, rỉ nước… thì đó là thịt lợn bị ôi; hoặc đã mắc bệnh tả lợn.
Khi mổ ra và quan sát, lợn tả thường có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Ngoài ra, toàn bộ nội tạng, cơ thể lợn đều bị xuất huyết, lá lách phình to ra; phổi không bị xẹp, hạch bạch huyết lớn hơn, khí quản thường có máu, chứa nhiều bọt; thận cũng có lẫn máu, loét niêm mạc dạ dày, tắc ruột và trong ruột có chứa máu.
Trong khi đó, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu đỏ tươi tự nhiên; phần mỡ trắng sáng, da hoàn toàn không có các đốm lạ hay các vết khác thường; khi dùng ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.
Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi
Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi là hành vi người bán; nhận biết hoặc có khả năng nhận biết lợn bị dịch bệnh; nhưng vẫn phân phối, buôn bán thịt đó ra thị trường.
Lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Đặc biệt khi lợn bị bệnh tai xanh vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.
Do đó, hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả Châu Phi là hành vi nguy hiểm, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi buôn bán thịt lợn bị nhiễm bệnh nói chung và nhiễm dịch tả nói riêng.
Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có thể bị xử lý như thế nào?
Trường hợp xử phạt hành chính
Căn cứ Khoản 5 và Điều b khoản 8 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn. Theo đó, trường hợp chủ thể có hành vi bán thịt lợn bị mắc bệnh dịch tả châu Phi sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng và bị buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ tại Điểm b Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp phạt đến 100 triệu đồng nhưng vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm thì bị phạt từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì người nào bán thịt lợn bị mắc bệnh dịch tả châu Phi mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi ở Bắc Giang bị xử lý thế nào?
Ngày 3/9, Công an huyện Tân Yên, Bắc Giang tiến hành, kiểm tra phát hiện bà N.T.L có hành vi mua bán sản phẩm động vật nhiễm bệnh dịch thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Tang vật thu giữ 517 kg sản phẩm động vật (gồm thịt, xương lợn).
Công an huyện Tân Yên đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang lấy mẫu đối với số thịt lợn trên gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương để xét nghiệm. Kết quả cho thấy toàn bộ số thịt lợn trên dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.
Như vậy, tùy thuộc vào việc bán thịt của bà L. đã gây ra cho người tiêu dùng nào bị ngộ độc thực phẩm hay chưa mới có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Về xử phạt hành chính, bà L. bị xử phạt từ 5 triệu đến 6 triệu và khoản tiền để tiêu hủy 517 kg sản phẩm theo quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi bán thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có thể bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán thực phẩm thì bị xử lý thế nào?
- Điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Đối tượng nào phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Đây là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 tổ chức.
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Đảm bảo thực phẩm khi được luôn sạch, sử dụng an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.