Ngày 3/1, Công an TP Thủ Đức, TP HCM đang lấy lời khai Huỳnh Ngọc Ánh Tuyết (27 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), Nguyễn Xuân Mai (19 tuổi, quê Cà Mau), Nguyễn Thị Khánh Linh (23 tuổi), Tống Hoàng Hải (25 tuổi, cùng ngụ TP Thủ Đức) và 3 người khác để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Bị từ chối cho nhóm thanh niên số điện thoại, 4 cô gái bị tấn công, trong đó có 1 người bị thương nặng được chở đến bệnh viện cấp cứu. Vậy liệu đối với hành vi hành hung người khác của nhóm thanh niên này sẽ phải đối diện với mức xử phạt như nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành hung người khác được hiểu là gì?
Hành hung người khác là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi hành hung người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Như vậy, việc hành hung để trả đũa này được coi là một hành vi cố ý gây thương tích.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác); hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
Trường hợp nào hành hung người khác bị xử lý hình sự
Trường hợp nào hành vi hành hung người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung; khi hành vi của người đó đã đáp ứng những mặt cần thiết của một cấu thành tội phạm cơ bản cần có: chủ thể; khách thể; chủ quan và khách quan. Đối với tội cố ý gây thương tích thì người phạm tội sẽ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện như sau:
- Về mặt chủ thể: Bất kỳ ai (bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tích) có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt độ tuổi luật định (đủ 14 tuổi trở lên theo Điều 12). Có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về mặt khách thể: Là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
- Về mặt chủ quan: Lỗi cố ý,
- Về mặt khách quan: Hành vi gây thương tích cho người khác trái pháp luật. Việc xác định tỷ lệ thương tật làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên, cụ thể là: Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì người thực hiện chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; nếu thuộc các trường hợp liệt kê theo Khoản 1 Điều luật.
Xử lý hình sự đối với hành vi hành hung người khác
Hành hung người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích. Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự.
Tội cố ý gây thương tích theo quy định sẽ có 7 khung hình phạt. Trong đó hình phạt cao nhất của tội này là từ 12-20 năm; thấp nhất là cải tạo không giam giữ; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Cụ thể như sau:
Trường hợp gây thương tích cho người khác thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bị phạt tù từ 02-05 năm với tỉ lệ thương tật là từ 11-30%.
Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 04-07 năm.
- Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 07-12 năm; nhưng thuộc các trường hợp quy định ở các điểm a, b, c,d,đ,e,g,h,i,k,l,m,n tại Khoản 1 Điều 134 .
Phạt tù từ 10-15 năm nếu người phạm tội gây ra tỉ lệ tổn thương cho người khác trên 61%; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người
- Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm; nếu thuộc một trong các trường hợp sau như: làm chết 02 người trở lên; hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Xử phạt hành chính đối với hành vi hành hung người khác
Theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt). Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là: Phạt tiền 2.000.000-3.000.000 đồng.
Hình phạt bổ sung
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trách nhiệm dân sự đối với hành vi hành hung người khác
Hành vi hành hung người khác dù bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải bồi thường thiệt hại về sức theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Cụ thể trách nhiệm liên đới bồi thường những khoản tiền sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành hung người khác bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng gồm:
– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện; của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm; hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Tội cố ý gây thương tích thì không thể lĩnh án tử hình. Vì hậu quả chết người không nằm trong chủ ý của người phạm tội nên việc lĩnh mức án cao nhất (án tử hình) là không hợp lý.