Hiện nay, trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền; và lợi ích của người khác. Trong đó, hành vi gây mất trật tự giữa các hộ dân có quan hệ hàng xóm; láng giềng ngày càng phổ biến. Hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa những người cùng sinh sống; trong một phạm vi cụ thể.
Thậm chí gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền; và lợi ích của người khác trong phạm vi khu công cộng.
Điều này trong thực tế còn chưa được xử phạt chặt chẽ, xem cách xử lý của pháp luật ra sao tại Luật sư X để có những hiểu biết cho bản thân:
Hàng xóm làm ồn phải làm sao
Trường hợp hàng xóm làm ồn gây mất trật tự
Cạnh bên căn nhà của tôi có một người mới chuyển đến đang sinh sống ở đó. Người này không nghề nghiệp, ngày nào cũng uống rượu. Khi say sỉn thì chửi mắng, đập phá nhà cửa của tôi cả ngày lẫn đêm; vào ban đêm thì mở tivi rất to, khiến cả nhà tôi không ai ngủ được. Cứ đến đêm tầm 10 giờ tối thì mở nhạc karaoke loa rõ ồn, phá vỡ sự yên tĩnh chung của khu dân cư; làm xáo trộn sinh hoạt của cộng đồng dân cư cho đến tầm sáng sớm mới tắt. Tôi có đến báo với Công an về tình hình người này gây mất trật tự vào ban đêm; nhưng không được xử lí.
Hiện tại tôi đang mang thai gần đến ngày sinh nở; tôi không biết phải làm sao để chấm dứt tình trạng này? Tôi phải làm sao để chính quyền địa phương mời người này chuyển đi nơi khác; để gia đình tôi được yên ổn.
Hướng giải quyết xử lý tình huống
Căn cứ: Điều 6 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội quy định:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.“
Vì vậy hành vi mướn dàn nhạc về hát hò, nhậu nhẹt gây ồn ào tại khu dân cư có thể bị xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng; nếu hành vi này diễn ra trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
Như vậy, nếu hành vi gây tiếng động lớn; làm ồn ào tại khu dân cư còn tiếp tục tiếp diễn trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; thì bạn có thể viết đơn lên Ủy Ban nhân dân xã, phường; thị trấn nơi những người hàng xóm đó cư trú; để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đơn không được giải quyết ở cấp xã, bạn có thể viết đơn lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã; và cần ghi rõ bạn đã gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn; nhưng không được giải quyết kịp thời.
Hình thức xử lý đối với trường hợp hàng xóm làm ồn?
Hành vi thường xuyên mở nhạc, gây ồn ào, phá vỡ sự yên tĩnh chung của khu dân cư; làm xáo trộn sinh hoạt của cộng đồng dân cư là hành vi thiếu ý thức của một số cá nhân, nhóm người; và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;“
Theo đó, sau khi xác minh, lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm,… để ra quyết định hình phạt, mức phạt cụ thể. Hình thức xử phạt bao gồm: Cảnh cáo; hoặc phạt tiền (mức tiền phạt là từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng).
Với mức phạt, hình phạt đối với hành vi nêu trên; thẩm quyền ra quyết định xử phạt/xử lý hành vi vi phạm của hàng xóm nhà bạn; theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội; Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ;
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Giám đốc công an tỉnh;…
Như vậy, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mở nhạc; hát karaoke gây tiếng ồn lớn tới cộng đồng, khu dân cư. Với trường hợp của bạn, để được xử lý, giải quyết nhanh chóng, kịp thời; có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Trưởng công an cấp xã trước khi gửi yêu cầu/đề nghị cơ quan/cá nhân có thẩm quyền cao hơn tiến hành xác minh; xử lý vi phạm.
Ngoài ra, đối với hành vi gây tiếng ồn, làm huyên náo khu dân cư; khu phố, nơi ở… mà không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu tần số, mức độ gây tiếng ồn đủ để xử phạt.
Mời bạn xem thêm
- Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?
- Làm chết chó nhà hàng xóm có phải bồi thường không?
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Đổ rác sang nhà hàng xóm bị xử lý thế nào theo quy định ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hàng xóm làm ồn phải làm sao“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để xử phạt vi phạm người hàng xóm trong trường hợp này, cơ quan/người có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra; đo đạc để xác định mức độ gây tiếng ồn. Tùy thuộc vào mức độ gây tiếng ồn mà mức xử phạt có sự khác nhau.
Nếu mức độ tiếng ồn không đủ để xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Nếu hành vi gây tiếng ồn của nhà hàng xóm của bạn không thể xử lý theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP; hoặc Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì bạn có quyền thu thập tài liệu; chứng cứ (bản ảnh, tệp ghi âm,…) khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính toán; dựa trên hậu quả mà hành vi gây tiếng ồn của nhà hàng xóm tạo ra cho bạn, gia đình bạn.
Hành vi mở nhạc, hát karaoke gây tiếng ồn lớn, làm huyên náo, xáo trộn nhịp sống của khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật;
Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Với mức phạt cao nhất là 01 triệu đồng hoặc xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.