Xin chào Luật sư X, giấy chứng minh nhân dân của tôi đã hết hạn nên tôi lên công an huyện mà mình đang sinh sống thì được phổ biến rằng sẽ chuyển đổi từ giấy chứng minh dân dân sang căn cước công dân có gắn chip. Vậy căn cước công dân có gắn chip là gì? Hạn sử dụng căn cước công dân có gắn chip là bao lâu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 quy định cụ thể về căn cước công dân như sau:
“1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Theo đó, căn cước công dân có gắn chip là căn cước công dân nhưng được gắn thêm một mã QR nằm ở góc trên mặt trước của thẻ và con chip ở mặt sau thẻ. Hai thành phần này giúp thẻ căn cước công dân có thể tích hợp thêm các thông tin cá nhân như: hộ khẩu, bảo hiểm, bằng lái xe, số chứng minh nhân dân cũ…; mã hóa các dữ liệu cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhận dạng.
Như vậy, căn cước công dân có gắn chip chính là thẻ căn cước công dân phiên bản tối ưu hơn, hiện đại hơn với nhiều tiện ích vượt trội hơn, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của Chính phủ.
Hạn sử dụng căn cước công dân có gắn chip bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam được cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu khi đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân này chỉ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người dân phải đi đổi thẻ Căn cước mới.
Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo quy định trên, hạn sử dụng của Căn cước công dân sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Có ba mốc thời gian hết hạn của thẻ Căn cước công dân là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu người dân đi làm thẻ Căn cước công dân mới thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy:
- Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi.
- Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.
- Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi.
- Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng).
Trình tự đăng ký cấp căn cước công dân gắn chíp khi căn cước công dân bị hết hạn
– Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân không đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện đổi thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.
– Bước 2: Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.
+ Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.
+ Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân.
– Bước 3: Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.
– Bước 4: In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.
– Bước 5: Thu Căn cước công dân cũ, thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân (Mẫu CC03 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an).
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
– Bước 6: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
Thời gian trả thẻ khi làm căn cước công dân gắn chip là bao lâu?
Thời hạn cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:
“Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”
Trong trường hợp bạn muốn đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, thời hạn cụ thể đối với từng địa điểm là:
- Không quá 07 ngày làm việc khi đổi tại thành phố, thị xã;
- Không quá 20 ngày làm việc khi đổi tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo;
- Không quá 15 ngày làm việc tại các khu vực còn lại.
Tuy nhiên trên thực tế, khoảng thời gian trên có thể rút ngắn hoặc kéo dài, tùy vào số lượng người đến làm căn cước công dân gắn chip, tốc độ làm việc của các cán bộ quản lý căn cước công dân cũng như tình hình dịch bệnh hiện nay.
Như vậy, căn cước công dân có gắn chip là một dạng căn cước công dân với tính năng tối ưu, tích hợp một lượng lớn dữ liệu của công dân. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp một số thông tin về lệ phí và thời gian nhận được căn cước công dân đối với trường hợp đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân. Qua đó, bạn có thể chuẩn bị kĩ càng hơn khi tiến hành quy trình này trên thực tế.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hạn sử dụng căn cước công dân có gắn chip bao lâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu trích lục hồ sơ địa chính; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh;..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, sử dụng Căn cước công dân hết hạn bị coi là một trong các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đổi thẻ Căn cước công dân. Do đó, người dân có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Như vậy, khi dùng Căn cước công dân hết hạn, người dân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:
Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ CCCD gồm:
Thẻ CCCD được đổi trong các trường hợp sau đây:
Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng.
Xác định lại giới tính, quê quán.
Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại.
Khi công dân có yêu cầu.
Thẻ CCCD được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
Bị mất thẻ Căn cước công dân.
Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Như vậy việc đổi sang căn cước gắn chip là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, công dân vẫn được cấp mới, cấp lại theo đúng quy định hiện hành.
CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân nên cần phải bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.