Đất đai là một loại tài sản quý giá. Việc phân bổ đất đai một cách hợp lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm cho người dân yên tâm để sinh sống, sản xuất và phát triển kinh tế. Nhà nước sẽ tiến hành giao đất; để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Bên cạnh việc giao đất này Nhà nước cũng đặt ra những quy định về hạn mức đất giao đất; công nhận đất để nhằm đảm bảo ổn định về quỹ đất; cũng như phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Vậy hạn mức về đất ở được quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013 này nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
Hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013
Hạn mức giao đất được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa. Do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang. Hiện nay, hạn mức giao đất theo quy định gồm có 2 loại. Đó là hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn mức giao đất thổ cư – đất ở. Đất ở hiện nay được chia làm 02 loại; Gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.
Hạn mức giao đất ở theo luật đất đai 2013
Hạn mức giao đất ở khác với các quy định về hạn mức đất nông nghiệp. Nếu như hạn mức đất nông nghiệp phân theo từng loại đất nông nghiệp; và khu vực xác định là phân theo đồng bằng; miền núi trung du. Thì hạn mức giao đất ở sẽ theo các quy định về hạn mức tại từng địa phương.
Quy định về hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013 xác định phụ thuộc vào từng địa phương theo đơn vị hành chính tỉnh:
Đất ở tại nông thôn
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất ; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo khoản 3 Điều 43 Luật Đất đai năm 2013; căn cứ vào quỹ đất của địa phương; quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
Điều 143. Đất ở tại nông thôn
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn; gồm đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thô, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương; và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương
Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng; công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân; vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
Đồng thời cũng khuyến khích việc Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất thuộc khu vực dân cư có sẵn và hạn chế mở rộng đất ở trên đất nông nghiệp thông qua hình thức chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất ở tại đô thị
Điều 144. Đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ;, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp; bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị; có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương; quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Theo đó, đất ở tại đô thị bao gồm: đất để xây dựng nhà ở; xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo khoản 2 Điều 144 Luật Đất đai 2013; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương mình. Để từ đó đưa ra các quy định về hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
Hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định; nên diện tích giao đất ở tại từng tỉnh thành sẽ khác nhau.
Hạn mức công nhận đất ở theo luật đất đai 2013
Mặc dù Luật Đất đai không giải thích cụ thể như thế nào là hạn mức công nhận đất là gì. Tuy nhiên ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng hạn mức công nhận đất được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, các nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, được nhà nước công nhận hay nhận chuyển nhượng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Và tại diện tích đất ở đó người sử dụng đất có quyền, nghĩa vụ khi sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật. Trên đó mỗi người dân được hưởng tối ưu quyền và lợi ích của mình đối với đất và được thực hiện các chính sách ưu đãi về các nghĩa vụ tài chính với đất mà Nhà nước quy định.
Hạn mức công nhận đất ở tại mỗi địa phương đều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng địa phương quy định căn cứ theo quỹ đất và quy hoạch phát triển đô thị của địa phương mình, để phù hợp với quy hoạch phát triển của mỗi địa phương. Đây là một quy định mở nhằm đảm bảo cho các địa phương sẽ linh động hơn trong việc đảm bảo quỹ đât cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Những quy định chung về hạn mức công nhận đất được quy định như sau:
– Việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở được quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Nếu diện tích đất nhỏ hơn hạn mức thì sẽ được công nhận toàn bộ diện tích kể cả khi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người có đất (theo khoản 1 điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
– Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được quy định tại Điều 103 Luật đất đai 2013 và Điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hạn mức đất ở theo Luật Đất đai 2013”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục thu hồi đất, giao đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 điều 55 Luật Đất đai 2013,
“Điều 55: giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở…”
Bước 1: Người đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ và nộp tại phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận.
Bước 2: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 4: Người nộp hồ sơ nhận kết quả.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”