Vay tiền là một hình thức của giao dịch dân sự, hiểu đơn giản đây là việc mà một chủ thể nào đó cho chủ thể khác mượn tiền dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Như vậy có thể hiểu doanh nghiệp cho vay tiền là hoạt động giao dịch dân sự tự nguyện? Liệu Hai doanh nghiệp tư nhân có vay tiền của nhau được không?. Mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật doanh nghiệp 2020
- Thông tư số 09/2015/TT-BTC
- Điều 6 nghị định số 222/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Như thế nào là hoạt động doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay tiền?
Thứ nhất, vay tiền là một giao dịch dân sự. Hành vi được thể hiện dưới dạng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh. Hậu quả là làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong giao dịch.
Thứ hai, căn cứ khoản 10 điều 4 luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp chính là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Như vậy, hoạt động doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay tiền diễn ra khi: hai bên đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp và xảy ra hoạt động vay mượn. Hoạt động làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động này cũng diễn ra một cách tự nhiên. Hoạt động được quy định pháp luật điều chỉnh và giới hạn.
Hai doanh nghiệp tư nhân có vay tiền của nhau được không?
Đối với doanh nghiệp không là tổ chức tín dụng.
Căn cứ thông Điều 6 nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt được hướng dẫn tại thông tư số 09/2015/TT-BTC thì:
“1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
Như vậy các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng vẫn có quyền được cho vay. Tuy nhiên, không được phép cho vay bằng tiền mặt mà phải thực hiện thông qua:
-Thanh toán bằng Séc.
-Thanh toán bằng ủy nhiệm chị-chuyển tiền.
-Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng này bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng. Trường hợp này thì các doanh nghiệp được phép cho vay theo sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bán doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp bị tâm thần được không?
- Thủ tục bán doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc hay không?
Hy vọng, thông qua bài viết “Hai doanh nghiệp tư nhân có vay tiền của nhau được không?” giải đáp được những băn khoăn của doanh nghiệp khi muốn cho vay hoặc vay từ một doanh nghiệp khác.
Mọi thắc mắc có liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của các luật sư có chuyên môn: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện nay người nước ngoài; không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thực hiện việc thành lập các doanh nghiệp khác; có tư cách pháp nhân như công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Gồm 3 bước: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp hồ sơ theo 1 trong 3 phương thức trên, trong 3 ngày làm việc từ ngày nhận được Biên giấy nhận, người nộp hồ sơ nhận được kết quả thông báo về việc xem xét tạm ngừng kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Tùy vào mức độ lừa đảo, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù với mức cao nhất là chung thân và có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 hoặc tịch thu tài sản.