Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, kết quả thi đại học được hiển thị, thông báo trên mạng internet. Vậy trong trường hợp hệ thống của Bộ giáo dục bị hacker xâm nhập để sửa điểm thi đại học thì sẽ giải quyết như thế nào? Đây là vấn đề được các sĩ tử và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hack hệ thống của Bộ giáo dục sửa điểm thi đại học bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định như sau:
Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
2, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
Như vậy, theo quy định trên, hành vi xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin về kết quả thi đại học trên trang thông tin của Bộ giáo dục và đào tạo bị xử phạt 30.000.000 đến 50.000.000 đồng.
Hack hệ thống của Bộ giáo dục sửa điểm thi đại học có thể bị phạt đến 12 năm tù
Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả của hành vi hack hệ thống để sửa điểm thi đại học, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Căn cứ khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
1, Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người có hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của Bộ giáo dục để thay đổi, hủy hoại kết quả thi đại học bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hơn nữa, người xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của Bộ giáo dục để thay đổi, hủy hoại kết quả thi đại học bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ Sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Đặc biệt, người phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu có các hành vi sau:
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hacker đánh cắp thông tin của người dùng internet bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hacker có hành vi thu thập thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng internet khi chưa được sự đồng ý của chủ thể thông tin; hoặc bán thông tin đó cho bên thứ ba thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thậm chí, nếu có hành vi quy định tại khoản 2 Điều 84 có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Hơn nữa, tùy theo hậu quả vi phạm, số lợi bất chính thu được người phạm tội có thể bị phạt đến 07 năm tù giam.
Căn cứ khoản 1 Điều 80 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi hack facebook bị phạt với số tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Hơn nữa, có thể bị phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng nếu có hành vi chiếm quyền điều khiển hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên facebook hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác.
Thậm chí, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.