Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội những năm gần đây; các hoạt động phạm tội trên mạng xã hội đang xảy ra ngày một nhiều. Trong đó, có thể nói các hành vi lừa đảo trên Facebook diễn ra rất phổ biến. Không ít các đối tượng thường Hack các tài khoản Facebook của người khác rồi lừa đảo để những người thân bạn bè của người bị hack tài khoản chuyển tiền cho mình. Vậy, hành vi này bị xử lý thế nào theo quy định; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tấn công mạng
Theo điều 19 luật an ninh mạng 2018; các hành vi sau bị cấm có liên quan đến tấn công mạng:
- Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông; mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin; cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
- Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động; ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính; hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử;
- Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet; mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin; cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
- Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;
- Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị; phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thông; mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin; cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
- Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền bị xử lý thế nào ?
Như đã đề cập, hành vi hack tài khoản facebook người khác; là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Trường hợp Hack Faebook người khác lừa chuyển tiền; tùy theo mức độ, và tính chất nghiêm trọng của hành vi; có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành cụ thể như sau:
Xử lý vi phạm hành chính
Người có hành vi dùng tài khoản facebook của người mà mình hack được chiếm đoạt tài sản của một người khác; sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính; theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi hack tài khoản facebook của người khác còn có thể bị xử phạt; theo quy định của Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng...
Theo đó, mức phạt tối đa đối với hành vi Hack Facebook của người khác; theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có thể lên đến 50 triệu đồng.
Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền có thể bị truy cứu Trách nhiệm hình sự
Hành vi Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào mà bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác và giá trị của tài sản ấy là từ 2.000.000 đồng cho đến cưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể mức hình phạt có thể áp dụng đối với trường hợp; người có hành vi hack facebook sau đó lừa tiền của người khác là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc là bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm.
Cần làm gì khi bị người khác hack facebook lừa chuyển tiền
Nếu bất cẩn, không may trở thành nạn nhân bị lừa tiền trên Facebook; việc bạn cần làm trước hết là bình tĩnh, báo cho người thân; bạn bè đồng thời liên hệ với cơ quan chức năng để trình báo và tìm hướng giải quyết vụ việc.
Thu thập các nội dung sau: Toàn bộ nội dung tin nhắn, trao đổi giữa các bên; nếu đã thực hiện chuyển khoản cần lưu giữ giấy chuyển tiền hoặc sao kê tài khoản;
Trình báo cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.
Khi dùng mạng xã hội người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bị lừa đảo qua mạng
- Cảnh giác trước những tin nhắn có chứa thông tin thiếu minh bạch;
- Cảnh giác và xác minh trực tiếp trước những yêu cầu chuyển khoản; nhận chuyển khoản; vay tiền hay bất cứ giao dịch nào;
- Chú ý đến chính tả và ngữ pháp của người dùng đối diện, bởi nếu có bất thường so với nội dung tin nhắn hằng ngày- đây là một trong số những dấu hiệu để nghi ngờ và giả thiết.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Hack Facebook người khác lừa chuyển tiền bị xử lý thế nào” ?iải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Người nào sử dụng trái phép thông tin của chủ tài khoản Facebook; gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cá nhân đó; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy theo mức độ cụ thể.
Căn cứ khoản 3 Điều 291 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Căn cứ khoản 3 Điều 289 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi xâm nhập trái phép vào mạng máy tính cơ quan nhà nước để lấy cắp thông tin trên hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước, hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.