Thuế TNCN không chỉ là công cụ huy động nguồn thu NSNN, thực hiện công bằng cho xã hội mà còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nên kinh tế. Vậy hạch toán truy thu thuế TNCN sau quyết toán như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội; động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi; thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư,…
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.
Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc kiểm tra, tập hợp toàn bộ nội dung công việc đã làm của một cá nhân, tổ chức với một đơn vị nào đó về khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lệ,…
Theo ngôn ngữ chuyên ngành kế toán thì quyết toán thuế là xác định số liệu kế toán của đơn vị, của cá nhân kinh doanh trong một kỳ, một giai đoạn nào đó.
Như vậy, quyết toán thuế được hiểu là việc kiểm tra, lại số liệu liên quan đến thuế của doanh nghiệp, của cá nhân với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyết toán thuế bao gồm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế giá trị gia tăng, quyết toán thuế nhập khẩu,….
Đối tượng quyết toán thuế?
Các đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Cá nhân phải thực hiện quyết toán thuế mà mình được nhận từ tiền lương, tiền công.
- Cá nhân bao gồm cá nhân là người Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán cho phần thu nhập là tiền lương, tiền công của người lao động mà doanh nghiệp đã chi trả.
Nếu tổ chức chi trả thu nhập bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và các chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản.
- Cá nhân có thể ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định:
+ Cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua hợp đồng từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, doanh nghiệp và đang làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp, cá nhân được chuyển từ tổ chức cũ sang tổ chức mới hình thành và cá nhân không phát sinh nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công tại nơi khác thì được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức mới.
+ Cá nhân được điều chuyển giữa các tổ chức cùng một hệ thống như tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con, trụ sở chính – chi nhánh thì được quyền ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức mới.
Khi nào quyết toán thuế?
Cá nhân
Các cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công khi:
- Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm;
- Cá nhân nộp thừa số thuế và có nhu cầu được hoàn, bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
- Cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm thuế thuộc trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo theo quy định;
- Cá nhân là người nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam phải thực hiện quyết toán thuế trước khi xuất cảnh về nước.
Doanh nghiệp
Tổ chức, doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào việc có phát sinh khấu trừ hay không phát sinh khấu trừ thuế và theo ủy quyền của các cá nhân có thu nhập từ nguồn lương của tổ chức, doanh nghiệp.
Tổ chức, doanh nghiệp không được thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công hoặc tổ chức, doanh nghiệp có phát sinh chi trả tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh khấu trừ thuế.
Hạch toán truy thu thuế TNCN sau quyết toán
Trong từng trường hợp cụ thể, cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân có sự khác biệt.
Cụ thể như sau:
Khi tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:
- Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động.
- Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (Số thuế TNCN phải khấu trừ).
Nếu doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương Net): Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ( Trên hợp đồng lao động phải giải thích rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động)
- Nợ 641/642/154/62…
- Có TK 3335 – Thuế TNCN (số thuế TNCN phải nộp thay).
Khi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:
- Nợ TK 338 – Phải trả nộp khác (3388).
- Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu).
- Có TK 3335 – Thuế TNCN (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu).
Khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
- Có các Tk 111, 112,…: Số tiền đã nộp.
Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán:
Dựa trên kết quả của tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN), kế toán xác định:
– Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN: Phải nộp thêm tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.
Hạch toán:
+ Bút toán 1: Khấu trừ lấu thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu
- Nợ 111/112/334/138…
- Có 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.
+ Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
- Có các TK 111,112,…: Số tiền đã nộp.
+ Nếu để bù trừ vào kỳ sau:
- Xét về số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp tự động bù trừ. Nếu xét trên từng cá nhân đã nộp thừa: Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết cho từng người thông qua tài khoản 138.
+ Nếu làm thủ tục hoàn thuế:
Khi kế toán nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán.
- Nợ 112: số tiền hoàn
- Có 3335
Khai trả lại số tiền hoàn thuế đó cho người nộp thuế:
- Nợ 338 (chi tiết cho từng người thừa).
- Có 111/112.
Mời bạn xem thêm
- Thuế VAT giảm từ 10% xuống 8% trong năm 2022
- Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?
- Dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân trọn gói giá rẻ tại Lạng Sơn
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hạch toán truy thu thuế TNCN sau quyết toán″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: xin xác nhận độc thân, thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP: thời hạn truy thu thuế thu nhập cá nhân là 10 năm trở về trước từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Thời hạn truy thu thuế tại điểm a khoản này chỉ áp dụng đối với các khoản thuế theo pháp luật về thuế và các khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng các khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì thời hạn truy thu được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai và liên quan nhưng không ít hơn thời hạn nêu trên.
Việc truy thu thuế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế, cơ quan hải quan, gồm các cơ quan là Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế; Tổng cục hải quan, Chi cục hải quan (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu), Cục hải quan.