Chào luật sư hiện nay quy định về việc hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho gồm những gì? Tôi làm việc ở công ty chuyên cung cấp sỉ những thiết bị văn phòng phẩm. Bây giờ đang là thời điểm gần cuối năm nên công ty tôi đang chuẩn bị nhập kho các thiết bị và một số nguyên vật liệu để cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên tôi có một thắc mắc chính là việc hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho do kế toán thực hiện có đúng không? Hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho như thế nào theo quy định? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Nguyên tắc kế toán tài khoản 152 như thế nào?
Nguyên tắc kế toán tài khoản 152 (tài khoản nguyên liệu, vật liệu) hiện nay đã được quy định chi tiết ở thông tư 200. Để thực hiện việc hạch toán các chi phí của công ty đúng với quy định của pháp luật, có một số nguyên tắc kế toán mà mọi người cần lưu ý và tuân thủ theo. Vậy chi tiết nội dung của nguyên tắc kế toán tài khoản 152 như thế nào? Những quy định về vấn đề này được hiểu là:
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC hạch toán tài khoản 152 phải tuân theo nguyên tắc sau:
1 – Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào tài khoản này được phân loại như sau:
– Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ.
– Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.
– Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.
– Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất…
– Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
2 – Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
Hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho như thế nào?
Hiện nay việc hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho thông thường sẽ được tiến hành dựa trên thỏa thuận trên hợp đồng của hai bên. Hạch toán chi phí bị loại khi quyết toán thuế thế nào? Tuy nhiên có một số trường hợp hai bên chưa có sự thống nhất hay chưa biết cách dung hòa ý chí của các bên thì giải quyết thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu nhiều hơn về việc hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho, chúng tôi tư vấn đến bạn các thông tin cụ thể như sau:
Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).
– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT.
2. Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:
– Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331,….
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (nếu NVL còn tồn kho).
Có các TK 621, 623, 627, 154 (nếu NVL đã xuất dùng cho sản xuất).
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu NVL đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng).
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu sản phẩm do NVL đó cấu thành đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ).
Có các TK 641, 642 (NVL dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý).
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
3. Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi đường”.
– Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
– Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận theo giá tạm tính:
Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc
Có các TK 111, 112, 141,…
– Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.
4. Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
5. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu
– Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Có TK 331 – Phải trả cho người bán.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ).
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.
– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Trường hợp mua nguyên vật liệu có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị nguyên vật liệu tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị nguyên vật liệu bằng ngoại tệ chưa trả được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua nguyên vật liệu.
6. Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 141, 331,…
Phân loại tài khoản kế toán hiện nay ra sao?
Hiện nay việc phân loại tài khoản kế toán là nội dung được quan tâm. Khi thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình, kế toán cần có những nguyên tắc cần tuân thủ, cũng như những nội dung đã được quy định mặc định. Vậy làm sao để dễ nhớ những nội dung về cách phân loại tài khoản kế toán hiện nay? Vấn đề về việc phân loại tài khoản kế toán hiện nay có các nội dung đáng chú ý gồm có:
Theo Phụ lục 01 đính kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC thì tài khoản kế toán được phân theo loại tài khoản cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên việc phân loại này rất khó nhớ. Chúng tôi sẽ phân loại theo tính chất của tài khoản cho dễ nhớ như sau:
STT | Đầu số tài khoản | Loại tài khoản |
1 | Tài khoản đầu 1 và 2 | Tài khoản “Tài sản”Tài khoản đầu 1: Tài khoản tài sản ngắn hạnTài khoản đầu 2: Tài khoản tài sản dài dạn |
2 | Tài khoản đầu 3 | Tài khoản “Nợ phải trả” |
3 | Tài khoản đầu 4 | Tài khoản “Vốn chủ sở hữu” |
4 | Tài khoản đầu 5, 7 | Tài khoản “Doanh thu” |
5 | Tài khoản đầu 6, 8 | Tài khoản “Chi phí” |
6 | Tài khoản đầu 9 | Tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”.Cuối kỳ thì sẽ hạch toán toàn bộ chi phí và doanh thu vào tài khoản này. |
Hướng dẫn định khoản các tài khoản kế toán
Việc định khoản tài khoản kế toán cũng là nội dung quan trọng mà các chủ thể cần biết. Để việc định khoản các tài khoản kế toán đúng nhất, chúng ta cần biết trước hết là về nguyên tắc khi định khoản, tiếp đến là các bước định khoản kế toán để thực hiện theo quy trình đã được đặt ra. Những nội dung chúng tôi tổng hợp lại để hướng dẫn định khoản các tài khoản kế toán gồm có những nội dung:
Nguyên tắc khi định khoản
– Bên Nợ ghi trước, bên Có ghi sau.
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi một bên, nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên.
– Dòng ghi Nợ phải so le với dòng ghi Có.
– Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có.
– Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
Các bước định khoản kế toán
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan.
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1.
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm).
Bước 4: Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có.
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật mua bán Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hạch toán mua nguyên vật liệu nhập kho như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo tờ khai trích lục hộ tịch… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào
Câu hỏi thường gặp
Với đơn vị kế toán: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Ví dụ: Báo cáo tài chính quý I thì hạn nộp là 20/4.
– Với công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kể từ ngày kết thúc quý.
– Với đơn vị kế toán: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
– Với công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm (thường là 31/3).
Thứ hai, doanh nghiệp khác thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:
– Với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
– Với các đơn vị kế toán khác: Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, khái quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp. Từ bảng cân đối kế toán có thể khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán gồm:
– Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục.
– Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động không liên tục.