Chào luật sư em đang là thực tập sinh kế toán cho một công ty kế toán cũng khá lớn trong ngành. Em vừa học hỏi kinh nghiệm thực tế vừa làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Năm vừa qua công ty em kinh doanh có được khoản lời. Nay sếp em muốn trích ra một số tiền để làm từ thiện. Sếp có kêu em hỏi các anh chị để làm kế hoạch hoạch toán chi phí ủng hộ từ thiện cho công ty. Tuy nhiên trước đây tôi chưa từng có kinh nghiệm hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện. Vậy những ai có trách nhiệm tiến hành Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện hiện nay? Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện như thế nào theo quy định hiện hành? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Những khoản chi nào sẽ được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hiện nay nhiều người quan tâm đến việc tính thuế cho các tổ chức và cả những khoản thuế liên quan đến cá nhân. Thuế là khoản bắt buộc nộp đối với các đối tượng được quy định. Chính vì thế mà những khoản chi được tính vào thuế cũng được đặt câu hỏi liên tục. Vậy khi nào thì được liệt kê các khoản trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Những quy định liên quan đến khoản chi thì sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp gồm có cac khoản sau đây:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”
Theo đó, các khoản chi sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện như thế nào?
Vấn đề hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện hiện nay được nhiều người quan tâm. Vậy việc hạch toán chi phí này được thực hiện như thế nào và có cần báo cáo đến cơ quan nào hay không? Những quy định về việc hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện được quy định ở các văn bản nào? Việc hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện được thực hiện với số tiền tối thiểu và tối đa là bao nhiêu tiền? Hiện nay khoản hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện hiện nay có thể được hiểu như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
…
2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:
a) Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
…
2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
…
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26, Khoản 2 Điều này).”
Theo đó, những khoản chi cho việc tài trợ, ủng hộ, từ thiện của doanh nghiệp sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định nêu trên.
Chính sách thuế hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay những chính sách thuế là chủ đề được nhiều người quan tâm đến. Chính sách thuế được đặt ra phải phù hợp giữa việc quản lý của nhà nước và phù hợp với thực tiễn xã hội. Vậy cụ thể thì chính sách thuế hiện nay có những điểm nào tiến bộ? Ai được ban hành ra chính sách thuế hiện hành? Chính sách thuế hiện nay có những nội dung gì cần được biết đến? Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước không? Nội dung về chính sách thuế hiện nay được quy định gồm có các vấn đề cơ bản cần biết như sau:
Thứ nhất, đối với quỹ xã hội, từ thiện với vai trò là một tổ chức nhận tài trợ: Theo Khoản 7, Điều 04, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 14/2008/QH12, khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thuộc đối tượng được miễn thuế TNDN. Như vậy, nếu các DN nhận được các khoản thu nhập mà dùng cho mục đích từ thiện thì sẽ được miễn thuế TNDN.
Thứ hai, quỹ xã hội, từ thiện với vai trò là một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập: Điều 04 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định các khoản thu nhập miễn thuế như sau: Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội; Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; Phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Thứ ba, quỹ xã hội, từ thiện với vai trò là tổ chức làm từ thiện, tài trợ: Theo Điều 9 – Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, việc tài trợ chỉ được tính là chi phí được trừ khi ủng hộ cho 1 trong 7 trường hợp, trong đó có tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, chi tài trợ cho các đối tượng chính sách.
Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Như vậy, khoản tài trợ cho các bệnh viện (mua máy thở, quần áo bảo hộ, khẩu trang…) hoặc tài trợ cho các trường học, bệnh viện, cơ sở cách ly… được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, với các khoản tài trợ cho các cá nhân gặp khó khăn trong dịch bệnh COVID-19 sẽ không được coi là chi phí được trừ, nếu khoản chi đó không đúng đối tượng hoặc không thông qua các đơn vị được phép nhận ủng hộ, tài trợ theo quy định.
Hướng dẫn cách hạch toán các khoản chi từ thiện khi tính thuế TNDN thế nào?
Hiện nay có nhiều bạn đọc còn chưa nắm được quy định liên quan đến việc hạch toán các khoản chi từ thiện. Việc hạch toán này phải được thực hiện đúng luật và khách quan. Tuy nhiên đâu mới là cơ sở để xác định được sự chính xác trong việc hạch toán các khoản chi từ thiện hiện nay. Những nội dung liên quan đến việc hướng dẫn cách hạch toán các khoản chi từ thiện khi tính thuế TNDN hiện nay được quy định có những vấn đề sau đây cần nắm:
Các khoản chi cho hoạt động từ thiện (giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai,…) được coi là chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC) khi tính vào thuế TNDN như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hạch toán chi phí ủng hộ từ thiện như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu trích lục hộ tịch… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện kiêm nhiệm, không tổ chức kế toán riêng để hạch toán các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện phải hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng.
Ngoài ra, đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi riêng cho các hoạt động này, đảm bảo quản lý, sử dụng đúng mục đích. Hàng năm hoặc định kỳ phải lập báo cáo thu, chi đối với hoạt động xã hội, từ thiện theo quy định tại Thông tư này, thực hiện công khai số liệu theo quy định của pháp luật, đồng thời phải thuyết minh riêng số liệu các hoạt động xã hội, từ thiện trên báo cáo tài chính của đơn vị minh bạch và rõ ràng.
Trên giác độ khung pháp lý về kế toán, từ trước khi có Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đến nay, chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp ghi nhận và trình bày báo cáo về hoạt động của các quỹ từ thiện của các tổ chức và cá nhân. Do vậy, trên thực tế thực hiện công tác kế toán của các quỹ từ thiện nói chung và quỹ từ thiện của các tổ chức nói riêng hiện nay còn lúng túng, công bố thông tin thiếu hệ thống, thiếu khoa học dẫn đến thông tin báo cáo của người dân, cũng như các bên liên quan còn hạn chế.
hoản chi đóng góp và ủng hộ địa phương nơi có khoáng sản được khai thác không đáp ứng điều kiện để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.