Sau hai tháng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đến 6h00 ngày 21.9, Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn thành phố; theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg và một số biện pháp cao hơn tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng. Vậy từ ngày 21/9/2021 Hà Nội cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Em chào Luật sư X,
Hôm nay là ngày 21/9 Hà Nội đã hết giãn cách; tuy nhiên, em đang không biết là việc đi lại có bị giới hạn không? Mà các xe buýt và xe liên tỉnh đã được hoạt động trở lại chưa? Nhân viên trong công ty vẫn tiếp tục làm việc tại nhà có sao không ạ?
Mong Luật sư giải đáp, xin cảm ơn Luật sư!
Cơ sở pháp lý
Chỉ thị 22/CT-UBND
Nội dung tư vấn
Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp.
- Người dân cần thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế, hợp tác với chính quyền thành phố thực hiện theo các yêu cầu, các biện pháp phòng dịch.
- Không tập trung quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
- Khi có nhu cầu di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), người dân tìm hiểu về các tuyến đường bị cấm hoặc hạn chế phương tiện để thực hiện theo đúng quy định được hướng dẫn.
- Trong thời gian cả thành phố áp dụng lệnh giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần, các thành viên trong gia đình nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết.
- Người trên 60 tuổi không nên ra khỏi nhà và hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết;
- Khi có triệu chứng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sốt, kho khan, mệt mỏi, tiêu chảy, cần đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được kiểm tra theo quy định; khai báo y tế tự nguyện và trung thực về tình trạng bệnh của mình, tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch.
- Cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được mở cửa nhưng chỉ phục vụ hình thức bán hàng mang về.
- Các cơ sở chế biến thức ăn như cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, cơ sở chế biến suất ăn sẵn… được hoạt động nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
- Các cửa hàng tiện ích, nhà hàng trong khách sạn được phép hoạt động để phục vụ khách nhưng phải bố trí chỗ ngồi thông thoáng, bảo đảm khoảng cách từ 2 mét trở lên giữa 2 người, không phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan y tế.
- Dừng tiếp nhận khách đến đăng ký lưu trú tại các cơ sở kinh doanh theo mô hình homestay, AirBnb.
Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các trung tâm thương mại; siêu thị điện máy; các điểm trò chơi điện tử và casino trên địa bàn thành phố; các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa có dịch vụ thẩm mỹ phải tạm ngưng hoạt động.
Ngoài ra, nội dung chỉ thị 15 giãn cách xã hội yêu cầu ngừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động lễ hội. Tạm dừng kế hoạch nhận đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trên địa bàn toàn thành phố, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông cũng được yêu cầu hoãn thực hiện cho đến khi có thông báo mới.
Tiếp tục dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy
Hà Nội tiếp tục dừng hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe môtô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng; và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự cũng bị dừng.
Sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và Chỉ thị 16?
Chỉ thị 15 Ngày 27/3/2020 | Chỉ thị 16 Ngày 31/3/2020 | |
Tập trung đông người | Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. | Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. |
Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. | Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện. | |
Khoảng cách an toàn tối thiểu | 02m | 02m |
Các cơ sở kinh doanh | – Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. – Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. | – Tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ. – Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. |
Hoạt động vận tải | – Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác – Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác | – Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác – Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng |
Hà Nội – Những điều cần lưu ý từ ngày 21/9 đối với cơ quan làm việc nguyên tắc 50/50
Hà Nội – Những điều cần lưu ý từ ngày 21/9; yêu cầu các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn (trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà).
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị (nếu có) hoạt động bình thường, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.
Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Hàng ăn uống được bán mang về, cắt tóc được hoạt động
Cũng từ mai, một số hoạt động được mở lại là các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.
Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến cũng được hoạt động.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Shipper phải tiêm ít nhất 1 mũi vaccine
Ngoài xe môtô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, Hà Nội cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ). Hà Nội – Những điều cần lưu ý từ ngày 21/9.
Hà Nội yêu cầu tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.
Hà Nội – Những điều cần lưu ý từ ngày 21/9 là duy trì chốt kiểm soát ra vào thành phố
Hà Nội yêu cầu Công an thành phố tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra/vào Thành phố như hiện nay; phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành về tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa, di chuyển của người dân đảm bảo thống nhất, thống suốt trong thực hiện và an toàn phòng, chống dịch COVID-19;
Không quy định thêm các thủ tục cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân và phục vụ sản xuất; tránh ùn tắc giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phân luồng từ trước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Chỉ đạo Công an quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, lực lượng cơ sở, Tổ COVID cộng đồng, duy trì các chốt tự quản bảo vệ “vùng xanh”, kiểm soát chặt di biến động người dân; phối hợp với lực lượng chức năng khác kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Hà Nội – Những điều cần lưu ý từ ngày 21/9. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Ông Chử Xuân Dũng, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết trong thời gian sắp tới, TP sẽ tiếp tục nới lỏng các hoạt động, ưu tiên sức khỏe cho người dân, đồng thời sẽ bỏ giấy đi đường từ ngày 21-9
Giãn cách xã hội là phương pháp cách ly địa lý, giữ không gian an toàn giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay) ở cả không gian trong và ngoài trời. (1)
Trong thời gian cách ly y tế tập trung; người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám điều trị thì việc chi trả chi phí khám; điều trị như sau:
– Người có thẻ bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng; và mức hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám; chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả; và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có); thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.