Chào Luật sư, trước đây tôi làm việc và sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Bây giờ tôi cũng đã lớn tuổi, với cũng tích góp được một số tiền nên tôi và chồng có bàn với nhau sẽ về quê sinh sống. Tôi định về quê vẫn tiếp tục xin việc ở công ty khác. Tôi đã làm việc tại công ty cũ đã được 8 năm. Tôi vẫn còn băn khoăn về vấn đề gộp sổ bảo hiểm khác tỉnh. Không biết hiện nay Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh giải quyết ra sao?
Theo quy định mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để ghi chép và theo dõi quá trình tham gia. Tuy nhiên, một vài lao động do chuyển công tác khác tỉnh, làm thất lạc sổ do đó có đến 2 hoặc 3 sổ BHXH trở lên.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.”
Như vậy, trong trường hợp người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên và các sổ BHXH của người lao động ở các tỉnh khác nhau sẽ buộc phải làm thủ tục gộp sổ BHXH khác tỉnh để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi làm thủ tục hưởng các chế độ BHXH về sau.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh được không?
Trong trường hợp người lao động cần gộp sổ BHXH khác tỉnh cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020. Cụ thể như sau:
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh trực tiếp
Trong trong trường hợp người lao động thực hiện gộp sổ BHXH khác tỉnh trực tiếp sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị/doanh nghiệp (nơi NLĐ đang công tác/làm việc).
Hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội được chuẩn bị theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Tất cả các sổ BHXH đề nghị gộp.
Ngoài ra cần có thêm:
- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
- Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).
Căn cứ theo từng trường hợp, người lao động nộp hồ sơ gộp sổ BHXH:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh online
Hiện nay, trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID chưa hỗ trợ gộp sổ BHXH khác tỉnh online do đó người lao động sẽ trực tiếp làm hồ sơ nộp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.
Quy trình giải quyết gộp sổ bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 46.96, văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH của BHXH Việt Nam quy định:
Người lao động có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu sau đó lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
- Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
- Nếu thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Tiết b điểm 3.3 khoản 3 điều 43.
Thời gian giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Gộp sổ BHXH khác tỉnh người lao động sẽ được cấp lại sổ mới. Theo đó thời gian giải quyết gộp sổ BHXH đồng thời là thời gian cấp lại sổ mới cho người lao động. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 29, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.”
Theo quy định này, thời gian gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh sẽ không quá 45 ngày do cần xác minh quá trình đóng ở tỉnh khác. Tuy nhiên, cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội ở 2 tỉnh khác nhau gồm những bước nào?
Theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26.6.2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn các trường hợp cấp lại sổ BHXH như sau:
Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế
Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
Thành phần hồ sơ:
Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Gộp sổ BHXH:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Về nộp hồ sơ tại Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31 Công văn số 2089/VBHN-BHXH nêu trên quy định:
Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH. Kê khai hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:
Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh được không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tạm ngừng doanh nghiệp Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
– Sổ bảo hiểm xã hội gốc, các sổ bảo hiểm xã hội khác kèm đầy đủ các tờ rời.
BHXH huyện
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.
b) Giải quyết các trường hợp hồ sơ đề nghị cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995 do BHXH tỉnh phân cấp.
Trước khi làm hồ sơ gộp sổ BHXH, bạn phải kiểm tra lại dữ liệu ghi trên sổ như sau:
Kiểm tra thông tin cá nhân trên các sổ BHXH phải trùng khớp và chính xác. Trường hợp sai phải thực hiện hồ sơ Cấp lại sổ do sai thông tin cá nhân.
Kiểm tra quá trình đóng BHXH, BHTN trên các sổ BHXH phải chính xác. Trường hợp sai thực hiện hồ sơ Cấp lại sổ BHXH do sai nội dung trên sổ.
Kiểm tra quá trình đóng BHXH, BHTN trên các sổ BHXH không trùng nhau. Trường hợp trùng nhau phải thực hiện hoàn trả lại tiền BHXH, BHTN đã đóng thừa.