Bộ Y tế cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy SpO2…. tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý. Hành vi gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid sẽ bị xử lý như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng đón xem bài viết “Gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid có thể bị phạt đến 10 triệu đồng” để hiểu rõ hơn vấn đề.
Căn cứ pháp lý
Gom hàng là gì?
Gom hàng là sự kết hợp hàng hóa từ nhiều hơn một người giao hàng và/hoặc đến nhiều người nhận hàng để vận chuyển cùng nhau, thường là trong một container vận chuyển.
Gom hàng là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến.
Có nên xét nghiệm thường xuyên
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) – cho biết việc người dân tự thực hiện xét nghiệm tại nhà đã như thói quen khi áp dụng phương án thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Trong tình hình hiện nay, để tiết kiệm chi phí cho những lần xét nghiệm, người dân có thể thực hiện mẫu gộp. Tuy nhiên phải tùy vào hoàn cảnh, cần có quyết định hợp lý dựa vào đánh giá dịch tễ.
Ngoài ra, ông Phu cho rằng khi gộp mẫu nên chọn những người có triệu chứng, yếu tố nguy cơ cao để gộp chung, tách riêng với mẫu gộp những người không triệu chứng, ít nguy cơ. Như vậy, việc thực hiện xét nghiệm gộp sẽ đảm bảo hiệu quả hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đã từng có hướng dẫn để người dân xét nghiệm nhanh mẫu gộp, tuy nhiên thời điểm đó nhu cầu sử dụng xét nghiệm nhanh chưa cao như hiện nay.
Theo các chuyên gia y tế, người dân không nên xét nghiệm thường xuyên, chỉ nên thực hiện sau 3-4 ngày tiếp xúc với nguồn lây. Nếu người dân không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0. Còn các trường hợp khác chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau họng…
Khi đó việc xét nghiệm nhanh là để khẳng định có bị nhiễm COVID-19 hay không để có hướng điều trị; xử lý cũng như báo với các cơ sở y tế địa phương theo dõi nhằm tránh lãng phí vào việc mua kit xét nghiệm nhanh không cần thiết.
Đa số nhà thuốc không niêm yết giá nhằm tăng giá kit xét nghiệm covid
Tại Hà Nội, nhiều nhà thuốc vẫn chưa niêm yết giá bán kit xét nghiệm nhanh COVID-19 sau yêu cầu của Bộ Y tế.
Ghi nhận tại một hiệu thuốc trên đường Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, Hà Nội); cửa hàng này chưa treo biển niêm yết giá bộ xét nghiệm nhanh COVID-19. Nhà thuốc này cho biết hiện đang bán bộ xét nghiệm của Thổ Nhĩ Kỳ với giá 75.000 đồng/bộ.
Tương tự, việc không niêm yết giá cũng có tại một nhà thuốc ở đường Mai Dịch (Cầu Giấy). Khi được hỏi về giá bán của các loại kit xét nghiệm nhanh; nhân viên cho biết cửa hàng đang có sẵn loại của Trung Quốc với giá 85.000 đồng/bộ.
Một nhà thuốc khác trên đường Đội Cấn (Ba Đình) cũng chỉ treo một tấm biển thông báo có nội dung; “Điểm bán xét nghiệm nhanh COVID-19; đã đăng ký với Sở Y tế Hà Nội” mà không có biển niêm yết giá. Khi được hỏi, nhân viên hiệu thuốc giới thiệu cửa hàng đang bán kit của Trung Quốc với giá 65.000 đồng/bộ.
Một hiệu thuốc khác trên đường Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy) lại bán 1 bộ xét nghiệm của Trung Quốc với giá 70.000 đồng; và cũng không niêm yết giá ngoài cửa hàng.
Tại hai hệ thống nhà thuốc lớn ở Hà Nội là FPT Long Châu; Pharmacity đều đang bán loại kit xét nghiệm có thương hiệu Humasis với giá 110.000 đồng/bộ. Trước đó, nhà thuốc FPT Long Châu từng bán bộ xét nghiệm Humasis với giá 120.000 đồng/bộ với khách hàng mua lẻ.
Theo ghi nhận, hiện còn nhiều nhà thuốc chưa niêm yết giá bán theo quy định.
Bộ Y tế làm gì khi giá kit “nhảy múa”?
Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành; nhằm phối hợp chỉ đạo các đơn vị chủ động hoạt động sản xuất; kinh doanh, khả năng cung ứng trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19; và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị y tế.
Ngoài ra, bộ yêu cầu các địa phương phối hợp chỉ đạo cơ quan chức năng; quản lý thị trường tăng cường thanh tra; kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trên thị trường để đầu cơ; găm hàng, mua gom hàng hóa; hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán các trang thiết bị y tế bất hợp lý.
Để tăng cường các biện pháp nhằm ổn định giá bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 trên thị trường; Bộ Y tế cũng cho biết sẽ phối hợp với cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường; hải quan và các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh tra; kiểm tra một số đơn vị về việc kê khai và công khai giá bán theo quy định.
Từ đó đảm bảo giá bán ra phù hợp với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian; tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường.
Gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020; mà không có lý do chính đáng:
+ Cắt giảm địa điểm bán hàng;
+ Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
+ Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
+ Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020; mà không có lý do chính đáng:
+ Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
+ Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
+ Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
+ Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Gom hàng và thổi giá kit xét nghiệm Covid có thể bị phạt đến 10 triệu đồng “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022
- Những trường hợp bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà
- Hóa đơn vẫn để VAT 10% thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Đi nghĩa vụ quân sự thì có được quay TikTok không ?
Câu hỏi thường gặp
– Tạo khan hiếm giả
– Đánh sóng, tạo sốt ảo
– Đầu cơ rồi bán với giá cao
Người gửi hàng có thể không có sẵn các nguồn lực hoặc thông tin liên hệ các đơn vị gom và giao hàng lẻ. Trong trường hợp đó, họ sẽ cần thuê nhà thầu phụ cho lô hàng lẻ.
Với một số điểm giao và nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, toàn bộ quá trình có thể gây rối loạn. Các công ty khác nhau có thể có nhiều địa điểm giao khác nhau. Do đó, hàng hóa có thể phải được xếp và dỡ hàng nhiều lần, làm tăng nguy cơ mất mát hoặc hư hỏng.
Vì có nhiều chủ hàng tham gia nên việc phối hợp và kết nối thông tin trao đổi hiệu quả có thể sẽ là một vấn đề phức tạp.
Sự chậm trễ trong việc gom và giao hàng lẻ có thể làm chậm trễ toàn bộ lô hàng kéo theo chậm trễ cho các dịch vụ và giao hàng.