Thời gian gần đây, trong nhiều vụ án giết người, nghi phạm giết người tự sát ngay sau khi giết người có thể vì cảm thấy hối hận, thấy tự trách, hay muốn chết cùng nạn nhân. hậu quả giết người còn đó thì sau khi nghi phạm chết phải giải quyết thế nào. Nghi phạm giết người chết thì vụ án có còn được tiếp tục điều tra hay không? Đối tượng giết người xong tự sát thì trách nhiệm thuộc về ai theo quy định? Cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc của các bạn độc giả qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Cấu thành tội phạm của tội giết người
Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể như sau:
- Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
- Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội).
Về mặt chủ quan của tội phạm:
Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Thời hạn điều tra đối với tội giết người
Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra như sau:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 quy định các khung hình phạt của tội giết người như sau:
- Khung 1: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Khung 3: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nghi phạm giết người xong tự sát vụ án giải quyết thế nào?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Người thực hiện hành vi giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghi phạm duy nhất của vụ án lại tự sát, căn cứ Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS), vụ án sẽ không được khởi tố. Đồng thời, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản Điều 230 BLTTHS.
Đối với trường hợp hung thủ gây án đã chết nhưng vụ án xác định còn có đồng phạm bao gồm những người tổ chức, xúi giục, giúp sức thì vụ án vẫn sẽ được điều tra, khởi tố và xử lý theo quy định của pháp luật.
Giết người xong tự sát thì trách nhiệm thuộc về ai theo quy định?
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp hung thủ đã chết
Người có hành vi giết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Theo quy định tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp vụ việc chỉ có một người duy nhất là hung thủ và có kết luận là người này đã chết mà không cần tái thẩm đối với người khác thì Viện kiểm sát không khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài ra, nếu có căn cứ xác định trong vụ án còn có những đồng phạm khác hỗ trợ hung thủ thực hiện hành vi phạm tội thì những người này phải chịu trách nhiệm hình sự theo phán quyết của Tòa án.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hung thủ đã chết
Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Vì hung thủ đã giết người nên người thừa kế của hung thủ có nghĩa vụ bồi thường về tính mạng, tài sản và tinh thần cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường như sau:
Tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm căn cứ quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng. Như vậy mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho người nhà nạn nhân tối đa là 149.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Được hưởng án treo khi giết người trong trạng thái bị kích động mạnh không
- Giết người sau 30 năm mới được phát hiện có được truy cứu trách nhiệm hay không?
- Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đúng hay sai?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Giết người xong tự sát thì trách nhiệm thuộc về ai theo quy định?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến xác nhận độc thân, thủ tục xin xác nhận độc thân, kết hôn với người Đài Loan… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu người vi phạm đã chết, vụ án hình sự có thể bị đình chỉ điều tra và không được khởi tố. Tuy nhiên, theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng thừa kế của họ vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng.
Hành vi giết người của bố bạn trước đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 theo đó:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (Điểm d khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017).
Căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau:
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.