Vay mượn tài sản là giao dịch xảy ra thường xuyên, vì nhiều lý do khác nhau mà các chủ thể có thể vay tài sản của người khác. Ví dụ như vay để kinh doanh, vay để tiêu sài,… Khi vay tiền mà chưa trả được hết thì hai bên thường viết với nhau giấy xác nhận công nợ để xác nhận lại số tiền chưa thanh toán và bên vay phải đảm bảo biết và sẽ thanh toán cho bên cho vay đúng theo quy định. Vậy giấy xác nhận công nợ cá nhân hiện nay có nội dung như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Giấy xác nhận công nợ là gì?
Giấy xác nhận công nợ là một trong những tài liệu quen thuộc đối với các công ty hoạt động kinh doanh. Giấy xác nhận nợ là mẫu giấy được sử dụng trong các tổ chức và áp dụng đối với người có nợ chưa thanh toán. Kiểm soát nợ đảm bảo minh bạch các khoản dư nợ giữa cá nhân và doanh nghiệp để tránh những vướng mắc, sai sót sau này.
Khi doanh nghiệp có những phát sinh về nghiệp vụ như mua, bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ,… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong một kỳ với một cá nhân/tổ chức khác, đối với số tiền còn lại nợ sang kỳ sau thì số tiền còn lại nợ sang kỳ sau ấy được gọi là công nợ.
Có thể hiểu theo quy định của pháp luật rằng công nợ là một loại nghĩa vụ dân sự mà các bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhau số tiền chưa thanh toán.
Công nợ hiện nay có thể chia thành 2 loại:
– Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền,…
– Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.
Mẫu Giấy xác nhận công nợ cá nhân
Xác nhận công nợ là hành động được thực hiện khi cần xác nhận lại các khoản nợ giữa các cá nhân với nhau. Khi giao dịch phát sinh nợ chung, để làm rõ vấn đề tài chính giữa các bên, các bên thường tạo các giấy công nợ để bù trừ cho nhau và xác nhận số nợ còn lại.
Mời bạn xem thêm: mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất được chúng tôi cập nhật trên trang web Tìm Luật.
- Giấy xác nhận công nợ, mẫu đề nghị thanh toán công nợ quá hạn không phải là một phần trong giấy vay nợ hay phụ lục của Hợp đồng kinh tế nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương. Đây là một căn cứ quan trọng để các bên thống nhất với nhau về khoản tiền nợ, thời gian trả nợ, lãi suất chậm trả và các vấn đề khác;
- Vì liên quan đến tiền và các nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân vì thế các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ, hay thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân phải được điền đầy đủ, chi tiết;
- Nên thỏa thuận cả về vấn đề thời hạn thanh toán (thay vì chỉ xác nhận số tiền còn nợ), lãi chậm trả, giải quyết khi chậm trả…
- Người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu đầy đủ lên Biên bản đối với công ty; cá nhân thì phải ký tên hoặc điềm chỉ để đảm bảo giá trị pháp lý của Biên bản xác nhận công nợ.
Điều kiện của đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định như thế nào?
Giao dịch cho vay tài sản là giao dịch phổ biến hiện nay. Để đảm bảo cho khả năng rủi ro khi bên vay không thể trả được đúng hạn hoặc có khả năng bên cho vay không thu hồi được nợ. Khi này cần lập dự phòng. Điều kiện của đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
(1) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
– Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
– Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
– Bảng kê công nợ;
– Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
(2) Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
– Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.
– Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC.
– Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp các thông tin có liên quan đến vấn đề “Giấy xác nhận công nợ cá nhân file word” hoặc chúng tôi có cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo các mẫu đơn, dịch vụ pháp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm
- Đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định mới là ai?
- Tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn 2023
- Tải về mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao nghĩa vụ cụ thể như sau:
“Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Theo đó, chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là sự thoả thuận giữa bên chuyển giao với bên chấp nhận chuyển giao (người thứ ba) trên cơ sở sự đồng ý của người đó. Khi được chuyển giao công nợ thì bên chấp nhận chuyển giao có nghĩa vụ thanh toán công nợ.
Việc xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP như sau:
“Điều 12. Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.
Hợp đồng vay tài sản vừa có thỏa thuận phạt vi phạm, vừa có thỏa thuận lãi trên nợ gốc quá hạn hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án căn cứ quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất để xem xét, quyết định xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, quy định xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản như trên.