Chào Luật sư, do tuổi cao sức yếu không tử tự mình đi nhận tiền bảo trợ xã hội được nên tôi muốn uỷ quyền cho con trai tôi nhận nhận tiền trợ cấp người cao tuổi thay cho tôi. Vậy Luật sư có thể hướng dẫn cho tôi cách viết một mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023 được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Phần lớn các hộ gia đình có người cao tuổi tại Việt Nam có xu hướng uỷ quyền cho người thân của mình để có thể thay bản thân nhận tiền trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng. Đây là một việc vô cùng càn thiết bởi nhiều người cao tuổi tại Việt Nam hiện không thể tự mình tham gia các hoạt động xã hội cũng như tham gia giao thông. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023 được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Người cao tuổi 2009;
- Nghị định 06/2011/NĐ-CP;
Người cao tuổi là gì?
Nhằm hỗ trợ kịp thời cho người người cao tuổi nghỉ hữu, không có nguồn thu nhập phát sinh khi về già, Nhà nước Việt Nam đã quy định về độ tuổi để xác định người cao tuổi tại Việt Nam để có thể hổ trợ trợ cấp hằng tháng cho đối tượng đặt biệt này. Để biết được như thế nào là người cao tuổi mời bạn tham khảo quy định sau đây:
Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện này, người cao tuổi được quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi tại Việt Nam. Dựa theo những quy định này ta sẽ biết được người cao tuổi sẽ được hưởng những chính sách gì và cần tuân thủ các quy định nào của pháp luật. Để biết được các quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi tại Việt Nam, mời bạn tham khảo quy định sau đây:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi tại Việt Nam như sau:
– Người cao tuổi có các quyền sau đây:
- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
- Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về chính sách bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi
Để có thể hỗ trợ đối tượng đặt biệt là người cao tuổi, Việt Nam đã quy định các chính sách bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi. Dựa theo quy định này ta biết được người cao tuổi sẽ được hưởng các quyền lợi gì từ quỹ bảo trợ xã hội và mức hỗ trợ sẽ là bao nhiêu. Để biết thêm các thông tin về chính sách bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi, mời bạn tham khảo quy định sau đây:
Theo quy định tại Điều 18 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chính sách bảo trợ xã hội như sau:
– Người cao tuổi quy định tại Điều 17 của Luật này được hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ sau đây:
- Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
- Cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
- Được hưởng bảo hiểm y tế;
- Cấp thuốc chữa bệnh thông thường;
- Cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
- Mai táng khi chết.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP quy định về chính sách bảo trợ xã hội như sau:
– Mức chuẩn trợ cấp xã hội để xác định mức trợ cấp xã hội hằng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng đối với người cao tuổi là 180.000 đồng (hệ số 1,0).
– Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với người cao tuổi quy định tại Điều 17 Luật Người cao tuổi sống tại cộng đồng do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý như sau:
- Mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng;
- Mức 270.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,5) đối với người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng;
- Mức 180.000 đồng/người/tháng (hệ số 1,0) đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này mà không có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.
– Mức 360.000 đồng/người/tháng (hệ số 2,0) đối với người cao tuổi được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Người cao tuổi.
– Mức 360.000 đồng/người/tháng (hệ số 2,0) đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng quy định tại Điều 19 Luật Người cao tuổi.
– Mức hỗ trợ chi phí mai táng khi người cao tuổi chết quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Người cao tuổi là 3.000.000 đồng.
– Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương nơi có cơ sở chăm sóc người cao tuổi; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho người cao tuổi thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại khoản 2, khoản 3 khoản 4 và khoản 5 Điều này.
– Trường hợp người cao tuổi thuộc diện hưởng các mức trợ cấp xã hội hằng tháng khác nhau quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc được hưởng các mức hỗ trợ mai táng phí khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
– Thời gian hưởng mức trợ cấp của người cao tuổi quy định tại khoản 4 Điều này được tính từ ngày ghi trong quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội; thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng.
Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023
Để có thể ủy quyền cho một ai đó chẳng hạn như người thân trong gia đình đứng ra nhận tiền trợ cấp người cao tuổi cho mình thì bản thân người cao tuổi phải làm giấy uỷ quyền ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi cho một ai đó. Vậy giấy uỷ quyền ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi được trình bày như thế nào, mời bạn tham khảo mẫu sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
Về việc nhận tiền trợ cấp người cao tuổi
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
BÊN ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………
Số CMND/CCCD: …………………. Ngày cấp: ……………………. Nơi cấp: …………
Quốc tịch: ……………………………………………………
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ và tên: ……………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………
Số CMND: …………………. Ngày cấp: ……………………. Nơi cấp: …………
Quốc tịch: ……………………………………………………………
1. Nội dung ủy quyền:
1.1. Phạm vi Ủy quyền
………………………………………………………………………………………………………
1.2. Thời gian Ủy quyền
………………………………………………………………………………………………………
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Ủy quyền
………………………………………………………………………………………………………
2.2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được Ủy quyền
………………………………………………………………………………………………………
3. Cam kết của các bên
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN |
(Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn soạn thảo:
Thứ nhất: Bạn cần tiến hành soạn thảo quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm lập giấy uỷ quyền;
Thứ hai: Bạn tiến hành ghi nhận người uỷ quyền và người được uỷ quyền;
Thư ba: Ghi nhận nội dung uỷ quyền; quyền và nghĩa vụ các bên;
Thư tư: Ghi nhận thời gian uỷ quyền;
Thứ năm: Các bên cùng nhau ký kết và đem ra công chứng hoặc chứng thực.
Lưu ý: Nội dụng uỷ quyền không được trái pháp luật và đạo đức, các bên ký kết uỷ quyền các bên hoàn toàn tự nguyện.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023
Để có thẻ tải được mẫu có sẳn của một giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi nhiều người có xu hướng tìm kiếm trên cách trang mạng xã hội các form mẫu chuẩn nhất. Tuy nhiên có rất nhiều loại mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi hiện nay trên thị trường không đúng mẫu. Chính vì thế mời bản tham khảo và tải xuống mẫu giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023 đúng mẫu của chúng tôi.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Vấn đề “Giấy ủy quyền nhận tiền trợ cấp người cao tuổi mới năm 2023″ đã được Luatsu X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng.
– Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
– Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
– Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
+ Ngày người cao tuổi Việt Nam;
+ Ngày Quốc tế người cao tuổi;
+ Tết Nguyên đán;
+ Sinh nhật của người cao tuổi.
– Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.
– Khi người cao tuổi chết, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này không có điều kiện tổ chức tang lễ và mai táng thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú chủ trì phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tang lễ và mai táng.
– Khi người cao tuổi chết, cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, Hội người cao tuổi, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.