Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi đến Luật sư. Tôi và vợ xảy ra mâu thuẫn trong hôn nhân, vợ tôi có nộp đơn ly hôn. Sau đó tôi có nhận được Giấy triệu tập của Toà án về ly hôn. Tôi muốn hỏi Giấy triệu tập của Tòa án về ly hôn là gì? Không đến Tòa theo giấy triệu tập ly hôn của Tòa án có được không? Cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giấy triệu tập của Tòa án về ly hôn là gì?
Giấy triệu tập của Tòa án về ly hôn hay còn gọi là Giấy triệu tập ly hôn là một trong những văn bản được ban hành trong thủ tục tố tụng mang tính chất yêu cầu, bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vấn đề ly hôn. Đây là một cách triệu tập mang tính bắt buộc, nó cũng như việc ly hôn phải bắt buộc có mặt ở tòa án thì mới có thể giải quyết vụ việc của mình. Giấy triệu tập ly hôn được sử dụng cũng là một cách để thực hiện giải quyết ly hôn diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
Giấy triệu tập ly hôn được sử dụng khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn và giấy triệu tập sẽ được gửi cho người còn lại. Đối tượng được áp dụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề ly hôn. Người thuộc đối tượng này phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tòa gửi giấy triệu tập ly hôn nhưng vợ/chồng cố tình không đến thì phải làm sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Và căn cứ theo Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:
“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”
Như vậy, vì vợ/chồng đã nhận mẫu giấy triệu tập ly hôn nhưng vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nên tòa sẽ hoãn phiên xét xử này. Nếu đến lần thứ hai tòa gửi mẫu giấy triệu tập ly hôn mà vợ/chồng vẫn không đến thì Tòa sẽ tuyên bố xét xử vắng mặt.
Nhờ người thân đại diện ra tòa khi có giấy triệu tập ly hôn có được không?
Trong trường hợp xét xử ly hôn, nếu người bị triệu tập có đầy đủ nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì sẽ không được có người đại diện. Nếu người bị triệu tập hoàn toàn đầy đủ nhận thức và khả năng điều khiển hành vi nên người thân sẽ không được đại diện cho người bị triệu tập trong phiên xét xử ly hôn này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những trường hợp không được đơn phương ly hôn hiện nay
- Ly hôn không chịu tách hộ khẩu phải làm sao?
- Cách viết đơn kháng cáo ly hôn
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy triệu tập của Tòa án về ly hôn là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; trích lục quyết định ly hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trên thực tế, Tòa án sẽ triệu tập vợ, chồng hòa giải 02 lần.
– Lần đầu, nếu một bên vắng mặt thì sẽ hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn yêu cầu vắng mặt, nếu hai bên vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết ly hôn thuận tình.
– Lần hai, nếu một bên vắng mặt thì Tòa sẽ đưa ra ra xét xử nếu bên còn lại vẫn yêu cầu ly hôn…
Kể từ khi nộp đơn cho đến khi hòa giải thành không thành và tòa tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm sẽ mất khoảng ít nhất là 4 tháng. Trước phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương 1 tháng, tòa án sẽ gửi giấy triệu tập và thông báo thời gian chính thức mà tòa mở phiên tòa xét xử vụ ly hôn đơn phương theo đơn ly hôn đã được thụ lý trước đó.
Khi giải quyết ly hôn đơn phương thì cũng phải tiến hành hòa giải tại Tòa án, tuy nhiên đây không phải là trình tự bắt buộc các bên tham gia.
Thông thường sẽ có nhiều nhất là 3 lần hòa giải trước khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử, trừ một số trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
– Một trong các bên đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Khi có một bên đề nghị không tiến hành hòa giải, thủ tục có thể được bỏ qua. Khi đó Tòa án sẽ lập biên bản không hòa giải được.
Các bên cũng cần lưu ý, ngoài việc phải tham gia các buổi hòa giải, trước đó các bên còn bị triệu tập đến tòa lấy lời khai và tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án 1 lần. Tuy nhiên nếu một bên vắng mặt, sự kiện bất khả kháng, có yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử…. thì phiên tòa có thể bị hoãn theo quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự.
⇒ Như vậy khi ly hôn đơn phương thì phải lên Tòa khoảng 7 lần (số lần lên toà còn phụ thuộc vào tính chất vào từng vụ việc phức tạp hay không?)