Dạ thưa Luật sư, gia đình tôi sắp sẽ có chuyến du lịch sang Hàn. Điều tôi lo lắng là con tôi mới vừa được 6 tuổi, các loại giấy tờ nào sẽ đủ điều kiện cho con tôi xuất cảnh cùng tôi và chồng tôi theo đúng quy định pháp luật? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây nhằm làm rõ quy định pháp luật về Giấy tờ tùy thân của trẻ em. Mời bạn theo dõi đón đọc nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 05/1999/NĐ-CP
- Nghị định 136/2007/NĐ-CP
- Luật Trẻ em năm 2016
Giấy tờ tùy thân là gì?
Mặc dù “giấy tờ tùy thân” được sử dụng phổ biến hiện nay, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì. Tuy nhiên, một số văn bản quy định cụ thể một số loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân chứ không liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì, cụ thể:
– Theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Theo tinh thần của Nghị định 136/2007/NĐ-CP trước đây quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân hay Luật Căn cước công dân quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.
– Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 40), Bộ luật Lao động (điều 17), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà giấy tờ tùy thân bao gồm các loại giấy tờ khác nhau.
Ví dụ: đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: Chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu…
Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân.
Độ tuổi nào được xem là trẻ em theo quy định pháp luật?
Theo điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Các luật và văn bản hướng dẫn khác phải quy định thống nhất với Luật này để thực thi thuận lợi.
Giấy tờ tùy thân của trẻ em bao gồm
Căn cước công dân
Căn cước công dân là một loại giấy tờ của công dân rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Người từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân.
Hộ chiếu
Hộ chiếu cấp chung: Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc người giám hộ của trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và cũng không được gia hạn.
Hộ chiếu cấp riêng: Trẻ em có giấy khai sinh là được cấp hộ chiếu và có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi, không được gia hạn.
Giấy khai sinh
Trẻ em dưới 14 tuổi phải giấy khai sinh có bản gốc hoặc bản sao trích lục (bản sao trích lục là bản được cấp cùng khi làm bản chính, có dấu đỏ của nơi cấp).
Giấy xác nhận
Nếu trẻ em đó được nuôi dưỡng bởi các tổ chức xã hội thì phải có giấy xác nhận đang nuôi dưỡng của tổ chức xã hội với trẻ em đó, giấy có giá trị sử dụng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận.
Giấy chứng sinh
Giấy chứng sinh chỉ được sử dụng nếu em bé dưới 1 tháng tuổi, trên 1 tháng tuổi bắt buộc phải có giấy khai sinh.
Hướng dẫn làm thủ tục lên máy bay cho trẻ em cần đến giấy tờ tùy thân
Đối với việc đi máy bay. Trẻ em được phân ra làm 2 độ tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi, từ 2-12 tuổi và trẻ trên 12 tuổi.
Trẻ em dưới hai tuổi
Bạn không cần phải mua vé cho trẻ em dưới 2 tuổi. Em bé được ngồi trong lòng của người lớn. Trường hợp này chỉ được áp dụng cho một trẻ trên một người lớn.
Nếu như đối với các bé nằm trong danh sách đặc biệt như: nuôi trong lồng kính, sức khỏe không bình thường, sinh thiếu tháng…thì phải làm một số thủ tục và cũng có thể bị từ chối chở để đảm bảo an toàn.
Nếu dưới 2 tuổi, bạn cần cung cấp những thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh,…) của trẻ cho hãng bay. Bởi vì, hiện nay trên máy bay không được có quá 16 em bé.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi: Khi làm thủ tục bay, cần mang theo giấy khai sinh bản chính hoặc bản sao có công chứng. Nếu em bé chưa làm giấy khai sinh, có thể dùng giấy chứng sinh để thay thế.
- Theo qui định chung của những hãng hàng không, trẻ đi cùng với người lớn trên 18 tuổi mà không phải bố mẹ, thì cần có giấy xác nhận ủy quyền của bố mẹ hoặc giấy chứng minh quan hệ nhân thân giữa trẻ và người đi cùng.
Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên sẽ tính bằng giá vé của người lớn. Nhưng cũng cần lưu ý một số giấy tờ đem theo cần thiết như:
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mua vé như người lớn. Đối với các chuyến bay quốc tế, giá vé máy bay của trẻ em còn tùy thuộc các hãng và hành trình bay.
- Đối với trẻ em từ 12- 14 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ đã được phép có thể bay một mình. Và cần mang theo những giấy tờ: vé máy bay, giấy khai sinh, bản cam kết của người đại diện hợp pháp. Có một điều lưu ý rằng, khi làm thủ tục checkin thì vẫn cần có người đại diện hợp pháp, đứng cùng làm thủ tục check in với trẻ.
- Đối với trẻ em từ 14 tuổi trở lên, không cần ai đi kèm ở sân bay, chỉ cần chuẩn bị CMND, thẻ căn cước mà đi thôi. Trẻ đã có đủ điều kiện để tự làm thủ tục check in như một người lớn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phí công chứng giấy tờ tùy thân bao nhiêu?
- Đơn báo mất giấy tờ tùy thân năm 2022
- Mua xe cũ nhưng làm mất giấy tờ có xin cấp lại được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giấy tờ tùy thân của trẻ em theo quy định pháp luật“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong một số trường hợp, khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
– Ngoài cha, mẹ thì người khai sinh cho con có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác. Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền;
Căn cứ Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định các trường hợp không phải nộp phí như sau:
Các trường hợp không phải nộp lệ phí
a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;