Giấy chứng tử là giấy tờ quan trọng và cần thiết để xác nhận việc một người đã mất với cơ quan có thẩm quyền và là căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế, xác định tình trạng hôn nhân,… của người đó. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do mà giấy chứng tử bị thất lạc thì người dân có thể sử dụng các giấy tờ khác để thay thế. Vậy cụ thể, theo quy định hiện nay, những loại giấy tờ thay thế giấy chứng tử gồm những giấy tờ nào? Có thể đăng ký khai tử cho người chết đã lâu không có giấy báo tử không? Trình tự thủ tục khai tử khi không có giấy báo tử được thực hiện như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng tử là loại giấy tờ gì?
Giấy chứng tử là kết quả của thủ tục pháp lý đăng ký khai tử. Khi đăng ký khai tử, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng tử nhằm xác nhận một người đã chết và xác định chấm dứt các quan hệ pháp luật của con người đó kể từ thời điểm chứng tử. Giấy chứng tử là thành phần hồ sơ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến người chết: Chia thừa kế, hưởng chế độ, hưởng bảo hiểm.
Giấy chứng tử được dùng để làm gì?
Khi một người mất đi, người thân của người này sẽ có nghĩa vụ thông báo tới Ủy ban nhân dân nơi cư trú để đăng ký khai tử, kết quả của thủ tục đăng ký khai tử là Giấy chứng tử.
Giấy tờ này được dùng để xác nhận một người đã chết và chấm dứt các quan hệ pháp luật của người đó kể từ thời điểm chứng tử, cụ thể, Giấy chứng tử là căn cứ pháp lý được dùng để:
- Xác định thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế;
- Giải quyết chế độ tử tuất;
- Xác định tài sản chung vợ chồng;
- Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn với người khác…
Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, tại khoản 2 Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Như vậy, hiện nay, sau khi làm thủ tục đăng ký khai tử, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp trích lục khai tử cho người đi khai tử thay vì cấp Giấy chứng tử như trước đây.
Theo đó, trích lục khai tử lấy thông tin về đăng ký khai tử của một người ở trong Sổ hộ tịch. Giấy trích lục khai tử giống như “bản sao” của Giấy chứng tử và có giá trị pháp lý tương đương Giấy chứng tử.
Giấy tờ thay thế giấy chứng tử gồm những giấy tờ nào?
Sau đây là một số giấy tờ có thể được thay thế giấy chứng tử trong thực tế:
Lý lịch đảng viên có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Có thể nói, đây là giấy tờ có tính an toàn pháp lý cao; bởi lẽ thủ tục xem xét kết nạp Đảng rất chặt chẽ, việc khai phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực. Ở đây không chỉ yêu cầu kê khai lý lịch về bản thân của người xin vào Đảng; mà còn cả của những người thân thích như ông bà nội ngoại, cha mẹ; vợ chồng, anh chị em ruột của người đó.
Vì vậy, người xin kết nạp Đảng phải kê khai kỹ về người thân mình; cả việc chết và mất tích của người thân, thông tin về thời gian, địa điểm chết của người đó. Lý lịch phải được thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. Do những tình tiết trong lý lịch đã được các cơ quan, tổ chức điều tra xác minh và xác nhận; công chứng viên có thể căn cứ vào giấy tờ này để xác định một người là đã chết.
Đơn xác nhận việc tử được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xác nhận
Trong đó có nội dung người thân của người chết trình bày các thông tin về địa điểm; thời gian chết và cam đoan lời khai của mình; nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền biết thông tin về việc tử trong đơn là đúng; thì sẽ xác nhận nội dung là đúng sự thật. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp yêu cầu đăng ký khai tử cho người chết đã quá lâu; nên cơ quan hộ tịch không có cơ sở để giải quyết, cũng không có cơ sở để từ chối và né tránh; bằng cách chứng thực chữ ký hoặc xác nhận những nội dung không liên quan đến sự kiện tử; trong đơn yêu cầu xác nhận việc tử.
Việc chứng thực chữ ký trong văn bản có nội dung trình bày; đề nghị xác nhận một người là đã chết; thì không có giá trị xác nhận một người là đã chết. Một vấn đề rủi ro nữa là nếu người viết đơn xác nhận việc tử có quan hệ thân thiết với Ủy ban nhân dân có thẩm quyền; thì việc xác nhận đơn đó có thể không chính xác vì có khả năng Ủy ban nhân dân; vì tin tưởng người đó, không kiểm tra kỹ thông tin mà vẫn ký và đóng dấu xác nhận việc tử.
Bản khai lý lịch quan hệ nhân thân trong giải quyết giao dịch dân sự về thừa kế
Trong đó người thân của người chết khai các thông tin về họ tên, năm sinh; thời điểm, địa điểm chết của người để lại di sản, thông tin về cha mẹ, vợ chồng, con… của người để lại di sản. Bản khai lý lịch có thể được xác nhận nội dung nếu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền biết rõ; và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong lý lịch.
Tuy nhiên, người khai bản khai lý lịch phải chịu trách nhiệm về nội dung; Ủy ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm xác nhận chữ ký trong giấy tờ, văn bản; là chữ ký của người khai, dẫn đến nếu người khai cố tình giấu giếm, lừa dối thông tin; như năm mất của người được hưởng di sản thừa kế (ví dụ ghi cha mẹ người để lại di sản chết trước); thì Ủy ban nhân dân nơi chứng thực cũng không chịu trách nhiệm. Do vậy, việc chứng thực chữ ký trong bản khai lý lịch; không phải là căn cứ để chứng minh một người đã chết.
Giấy cam kết việc tử của người thân người chết trong trường hợp không có cơ quan nào xác nhận được việc tử
Để thực hiện việc đăng ký khai tử đối với những trường hợp chết đã lâu là rất khó khăn; do sự kiện chết đã lâu, tình hình lúc đó có nhiều biến động; nên khó xác định được thời điểm, địa điểm, nguyên nhân chết; do đó, để có hướng giải quyết đối với những trường hợp người thân người chết; không thể cung cấp được các tài liệu, chứng cứ như Bộ Tư pháp hướng dẫn.
Gồm ảnh chụp bia mộ nơi an táng người đã chết, có xác nhận của Ban Quản lý nghĩa trang; và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nghĩa trang về người chết, thời điểm chết; văn bản xác nhận của người làm chứng) dù đã làm hết khả năng; có ý kiến sẽ thực hiện theo hướng linh động cho phép người dân được tự cam kết; và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những trường hợp sự việc chết xảy ra đã quá lâu.
Có thể đăng ký khai tử cho người chết đã lâu không có giấy báo tử?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký khai tử:
Việc đăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Chương II Luật hộ tịch và hướng dẫn sau đây:
- Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
- Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.”
Theo đó, có thể đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử. Người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
Thủ tục khai tử khi không có giấy báo tử như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc khai tử phải căn cứ theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
- Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
- Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
- Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
- Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
- Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Như vậy, trong trường hợp không có Giấy báo tử thì bạn phải cung cấp được các giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền nêu trên cấp.
Ngoài ra, trong trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP nêu trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết (ví dụ: hồ sơ, lý lịch cá nhân đi học, đi làm do cơ quan, đơn vị nơi học tập, công tác quản lý, xác nhận, có ghi nhận thông tin liên quan đến việc tử vong; Biên bản xác minh tai nạn, Giấy chứng nhận mai táng, Hợp đồng hỏa táng, văn bản xác nhận của chính quyền, công an địa phương ….), các giấy tờ, tài liệu này cần được cơ quan đăng ký hộ tịch phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh chặt chẽ, bảo đảm thông tin đúng sự thật.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử chỉ cung cấp được các giấy tờ như: gia phả dòng họ, giấy tờ tùy thân của người chết (nếu có); ảnh bia, mộ người chết; văn bản xác nhận của người làm chứng về các thông tin liên quan đến người chết, sự kiện chết; nếu các thông tin này được cơ quan đăng ký hộ tịch kiểm tra, xác minh, khẳng định được tính xác thực, có lập Biên bản xác minh thì có thể vận dụng coi là căn cứ để thực hiện việc đăng ký khai tử.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Giấy tờ thay thế giấy chứng tử chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giấy tờ thay thế giấy chứng tử“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý lệ phí đăng ký lại khai sinh . Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Lý lịch đảng viên là giấy tờ có tính an toàn pháp lý cao; bởi lẽ thủ tục xem xét kết nạp Đảng rất chặt chẽ, việc khai phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực. Ở đây không chỉ yêu cầu kê khai lý lịch về bản thân của người xin vào Đảng; mà còn cả của những người thân thích như ông bà nội ngoại, cha mẹ; vợ chồng, anh chị em ruột của người đó.
Vì vậy, người xin kết nạp Đảng phải kê khai kỹ về người thân mình; cả việc chết và mất tích của người thân, thông tin về thời gian, địa điểm chết của người đó. Lý lịch phải được thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. Do những tình tiết trong lý lịch đã được các cơ quan, tổ chức điều tra xác minh và xác nhận; công chứng viên có thể căn cứ vào giấy tờ này để xác định một người là đã chết.
Theo Điều 33 Luật Hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014, hồ sơ được gửi tới:
– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam
– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.