Chào Luật sư, ba mẹ tôi có để lại cho tôi một mảnh đất nhưng chưa kịp sang tên. Do đất nằm ở vị trí khá xa và cần vốn nên tôi quyết định khi nào làm xong giấy tờ thì sẽ bán ngay. Một người bạn của tôi ngỏ ý muốn mua lại mảnh đất đó với giá cao. Tôi kêu bạn tôi đặt cọc thì bạn lại kêu tôi phải có giấy tờ chứng minh tôi là con của chủ hộ. vì chỉ có như vậy mới chứng minh được là tôi có quyền sở hữu mảnh đất đó. Tôi biết chắc ba mẹ tôi sẽ không đưa sổ đỏ cho tôi nên chỉ có cách này. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân thuộc thành phần hồ sơ khi người dân thực hiện đăng ký thường trú trong một số trường hợp. Ngoài ra, trong trường hợp bạn nêu thì người mua đất có nhu cầu xem giấy này thì Luật không quy định cụ thể. Tuy nhiên, để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết này nhé:
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú năm 2020
- Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú
- Bộ Luật dân sự năm 2015
Quan hệ nhân thân là gì?
Quan hệ nhân thân gắn với tài Sản là quan hệ về những giá trị nhân thân mà khi Xác lập thì làm phát sinh quan hệ tài sản. Giá trị nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định và về nguyện tắc không dịch chuyển cho chủ thể khác. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản là quan hệ về những giá trị nhân thân không thể trao đổi ngang giá như danh dự, uy tín, nhân phẩm… của cá nhân, tổ chức.
Quan hệ nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ là gì?
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.
(2) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ
Trường hợp cần chứng minh quan hệ nhân thân
Cụ thể, Điều 6 NĐ 62/2021/NĐ-CP quy định:
Trường hợp 1: Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú
- Giấy tờ; tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của UBND cấp xã hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vi hành chính cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; Quyết định của Tòa án; trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con,…
Trường hợp 2: Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cháu ruột: Giấy khai sinh; xác nhận của UBND cấp xã; hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ ông bà nội, ngoại; người giám hộ,…: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của UBND cấp xã; hoặc UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
- Giấy tờ; tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích, chết; xác nhận của UBND cấp xã; hoặc UBND cấp có thẩm quyền tại nơi cư trú về việc này;
- Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh; thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội; Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã;
- Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng; người bị tâm thần;… Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; hoặc xác nhận của UBND cấp xã;
- Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh; thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; sổ Bảo hiểm xã hội; Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ là gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Mời bạn xem thêm
- Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
- Chế độ ăn của người bị tạm giam
- Có được gặp người thân trong trường hợp bị tạm giam?
- Làm hồ sơ giả để xin việc bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Trẻ em trên 14 tuổi chưa có chứng minh thư (căn cước công dân)
– Người bị mất chứng minh thư (căn cước công dân), quá hạn, hư hỏng, không còn rõ chữ, số nữa… và không có các loại giấy tờ khác thay thế (như bằng lái xe, thẻ Đảng…
– Chuẩn bị sẵn một ảnh 4×6 cm trước khi đi xin giấy xác nhận nhân thân (không chụp quá 6 tháng); Mang theo sổ hộ khẩu bản gốc;
– Giấy xác nhận nhân thân chỉ có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp, có dấu giáp lai, chữ ký, dấu và xác thực đầy đủ của cơ quan nơi bạn xin cấp giấy;
– Chú ý giấy còn hiệu lực không, dấu giáp lai hay ảnh có bị mất góc nào không để tránh gặp phải những rắc rối khi làm thủ tục check in;
Các giấy tờ gồm: văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha, mẹ – con. Cụ thể được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP.