Có nhiều hình thức giao kết hợp đồng lao động hiện nay, các bên có thể thoả thuận lựa chọn loại hình hợp đồng phù hợp. Sau khi ký kết hợp đồng lao động thì quan hệ lao động của các bên được xác lập, khi muốn chấm dứt quan hệ này thì các bên cần tiến hành một số thủ tục nhất định. Trong đó, giấy quyết định nghỉ việc là giấy tờ vô cùng quan trọng và cần thiết khi người lao động nghỉ việc. Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết, Giấy quyết định nghỉ việc có thời hạn bao lâu? Giấy quyết định nghỉ việc được sử dụng trong trường hợp nào? Trách nhiệm bồi thường khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật được quy định ra sao? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Giấy quyết định nghỉ việc là gì?
Quyết định nghỉ việc là một loại văn bản được sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nào đó để quyết định cho cá nhân nào để nghỉ việc tại đó, theo đó việc nghỉ việc của lao động có thể do ý chí của bên người lao động hoặc bên người sử dụng lao động.
Giấy quyết định nghỉ việc được sử dụng trong trường hợp nào?
Hiện tại, việc ra quyết định nghỉ việc được doanh nghiệp thực hiện trong những trường hợp cụ thể như dưới đây:
– Hết hạn hợp đồng lao động
– Đã hoàn tất các công việc được ghi theo hợp đồng lao động
– Người lao động thuộc trường hợp đủ điều kiện để hưởng lương hưu
– Hai bên là người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận và đồng ý về chấm dứt hợp đồng lao động
– Người lao động thuộc trường hợp chấp hành án tù giam, tử hình hoặc người lao động bị cấm làm công việc nào đó được ghi tại hợp đồng lao động trước đó theo quyết định, bản án từ Tòa án.
– Người lao động bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố bị mất tích, bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự
– Người lao động bị xử lý kỷ luật (theo hình thức sa thải)
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc do sáp nhập, chia tách, hợp nhất doanh nghiệp; thay đổi công nghệ, cơ cấu mà người lao động phải thôi việc.
– Người lao động tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Người sử dụng lao động mà là cá nhân mà bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố bị chết, mất tích hoặc bị tuyên bố về mất năng lực hành vi dân sự; người sử dụng lao động lại không phải là chủ thể cá nhân chấm dứt hoạt động.
Điều cơ bản đầu tiên mà mọi người cần lưu ý đó chính là hiểu rõ về quyết định thôi việc. Quyết định thôi việc là một văn bản được áp dụng cho các doanh nghiệp/công ty/tập đoàn hay các khối cơ quan đoàn thể dùng để quyết định nghỉ việc cho một cá nhân trong công ty.
Quyết định thôi việc xuất phát từ hai phía: Nếu từ phía nhân viên thì quyết định được ban hành khi nhân viên tự xin nghỉ. Còn đối với doanh nghiệp thì quyết định thôi việc được đưa ra từ việc nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hay vi phạm nội quy, điều lệ… thì công ty có thể soạn thảo quyết định thôi việc đối với cá nhân đó.
Quy định về giấy quyết định nghỉ việc hiện nay
Giấy quyết định thôi việc là một văn bản hành chính cơ bản và có hiệu lực pháp lý, chính vì vậy, cấu trúc của một giấy quyết định thôi việc phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên quyết định, căn cứ và trích lục
- Họ và tên của người có thẩm quyền và trực tiếp ra quyết định thôi việc
- Nội dung của quyết định thôi việc:
- Quyết định hướng tới cá nhân hay tổ chức nào? Chức vụ hiện tại và thời gian quyết định thôi việc
- Tên của bộ phận và người có thẩm quyền trực tiếp thực thi quyết định thôi việc
- Chữ ký
- Nơi gửi, nơi nhận
Giấy quyết định nghỉ việc có thời hạn bao lâu?
Hiện nay pháp luật nước ta không có quy định cụ thể về việc trong thời hạn bao nhiêu lâu cũng như trách nhiệm của công ty phải ra quyết định thôi việc cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng.
Pháp luật chỉ quy định thời hạn người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Thời hạn thông báo khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian nhất định trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lý do người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng và vì lý do người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:
– Phải báo trước ít nhất là 45 ngày nếu giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Phải báo trước ít nhất là 30 ngày nếu giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng – 36 tháng;
– Phải báo trước ít nhất là 03 ngày làm việc nếu giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn mà có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng là người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong một khoảng thời gian nhất định nhưng vẫn chưa phục hồi được sức khỏe;
– Đối với một số các ngành, nghề hoặc một số công việc mang tính chất đặc thù thì thời hạn người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ do Chính phủ quy định.
Trách nhiệm bồi thường khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được xác định là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà không đúng theo các quy định về lý do chấm dứt hợp đồng, quy định về thời hạn báo trước nêu trên.
Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì sẽ phải chịu các trách nhiệm đối với người lao động và bồi thường với mức bồi thường được quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
Trường hợp nhận lại người lao động vào làm việc:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong trường hợp này bao gồm:
– Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm nhận lại người lao động vào làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết giữa các bên;
– Người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán các khoản tiền lương, phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong những ngày mà họ không được làm việc;
– Bồi thường một khoản tiền có giá trị bằng với ít nhất hai tháng tiền lương dựa trên hợp đồng lao động cho người lao động.
– Nếu không còn vị trí việc làm, công việc mà các bên đã giao kết trong hợp đồng lao động đồng thời người lao động vẫn muốn làm việc cho người sử dụng lao động thì hai bên tiến hành việc thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết.
Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục ở lại làm việc:
Nếu người lao động không muốn tiếp tục ở lại làm việc cho người sử dụng lao động thì lúc này hợp đồng lao động sẽ chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải có các trách nhiệm sau:
– Chi trả các khoản tiền nêu trên tương tự như trường hợp nhận lại người lao động vào làm việc;
– Chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và có sự đồng ý của người lao động:
Nếu người lao động đồng ý với phương án không tiếp tục thực hiện hợp đồng của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải có các trách nhiệm sau:
– Chi trả các khoản tiền cho người lao động tượng tự như đối với trường hợp phải nhận người lao động vào làm việc lại nêu trên;
– Người sử dụng lao động phải bồi thường thêm cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng ít nhất phải bằng hai tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết.
– Chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật lao động năm 2019.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giấy quyết định nghỉ việc có thời hạn bao lâu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ lần đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu quá thời gian nộp hồ sơ bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp đợt này.
Do đó, thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ghi trong quyết định nghỉ việc của bạn không phải tính từ thời điểm giám đốc công ty bạn ký quyết định nghỉ việc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 02 – 06 triệu đồng
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2019 đã dẫn chiếu ở trên, phía công ty phải thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động bằng hình thức văn bản. Hiện pháp luật không quy định cụ thể mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà do phía công ty tự soạn thảo.