Chào Luật sư, tôi hiện đang cư trú tại thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu, trước đây gia đình tôi chuyên buôn bán, cung cấp dịch vụ cho thuê áo tắm, phao bới,… Nhưng gần đây tôi đang có ý định mua lại con tàu đánh cá của anh họ có chiều dài hơn 8 mét để đánh bắt cá. Nhưng anh họ tôi bảo nếu tôi mua lại tàu với mục đích khai thác thủy sản thì phải đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký giấy phép khai thác thủy sản. Vậy giấy phép khai thác thuỷ sản là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép khai thác thủy sản ra sao? Xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thủy sản 2017
Giấy phép khai thác thuỷ sản là gì?
Hoạt động khai thác thủy sản là một trong những hoạt động lâu đời từ lâu, hoạt động này đem lại nguồn thu kinh tế, giải quyết các vấn đề việc làm và góp phần quan trọng trong nền kinh tế chung của cả nước. Chính vì đóng vai trò quan trọng như thế, việc khai thác thủy sản cũng được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Vậy giấy phép khai thác thủy sản là gì?
Theo quy định tại Điều 50 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì Giấy phép khai thác thủy sản được quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
- Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.
- Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
c) Giấy phép hết hạn.
- Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá đã xóa đăng ký;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
- Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
- Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.
Điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản?
Hiện nay để được cấp giấy phép khai thác thủy sản không phải đơn giản, bạn cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định thì mới được thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thủy sản. Vậy điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản? Để giải đáp câu hỏi này của quý đọc giả Luật sư X xin trình bày cụ thể như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều này tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thủy sản năm 2023
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công dân, Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định đã được công khai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:
– Địa điểm tiếp nhận: Tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
– Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 ( trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
– Trình tự tiếp nhận:
Cán bộ kiểm tra hồ sơ
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận; viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ
Nếu hồ sơ thiếu và chưa hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật và trả luôn tổ chức, cá nhân hoàn thiện tiếp.
Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí (thu qua biên lai) theo quy định.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cán bộ kiểm tra hồ sơ nội dung xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản ghi đúng, đủ nội dung theo quy định: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hạn, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đúng theo quy định trước khi trình Chi cục trưởng ký.
Bước 4: Trả kết quả
- Địa điểm: Tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
- Trình tự trả: Tổ chức, Công dân nộp lại Phiếu hẹn; nhận kết quả.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hoặc Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép Khai thác thuỷ sản: 01 bản chính, có mẫu.
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá : 01 bản Photo.
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực (đối với tàu có công suất từ 20cv trở lên): 01bản Photo.
- Sổ Danh bạ thuyền viên tàu cá : 01 bản Photo.
- Bằng thuyền trưởng, máy trưởng (đối với loại tàu có công suất từ 45 cv trở lên): 01bản Photo công chứng.
- b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (chính).
Thời hạn giải quyết
Không quá 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trạm Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Phòng quản lý khai thác, tàu cá và hậu cần nghề cá – Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, thành phố
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu đơn.
Mẫu: phụ lục 08: (theo thông tư số: 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)
Phí, lệ phí: Có
Lệ phí: 40.000đồng/lần.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy phép khai thác thuỷ sản là gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý khác liên quan đến thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 có quy định như sau:
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Khoản 2 Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP có quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
Mức phạt này áp dụng đối với trường hợp cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm mức phạt sẽ nhân hai từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 5 Nghị định này). Đồng thời tịch thu công cụ kích điện vi phạm.
Như vậy, theo như quy định thì trường hợp mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản, cho dù chưa sử dụng nhưng mục đích mua để khai thác thủy sản thì sẽ bị phạt đến 15 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và 30 triệu đồng đối với tổ chức.
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì Phân vùng khai thác thủy sản như sau:
Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:
Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.