Thưa luật sư, tôi với bạn tôi muốn cùng nhau góp vốn để mở nhà hàng các món ăn dân tộc ở Hà Nội. Khi chúng tôi thỏa thuận xây dựng được menu thì còn phần các loại nước uống chúng tôi muốn bổ sung thêm rượu táo mèo. Khi thêm rượu vào thì tôi có một băn khoăn đó là nếu thêm rượu vào thì có phải xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ không? Trường hợp nào thì cần xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ ? Quy định pháp luật về loại giấy tờ này? Cách xin giấy phế bán rượu tiêu dùng tại chỗ như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn về: Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Đối với các nhà kinh doanh thì vấn đề xin giấy phép có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để rõ hơn về vấn đề này hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Căn cứ pháp lý
Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là gì?
Rượu là một trong những loại thức uống rất được ưa chuộng ngày nay, nó có mặt trong tất cả bữa tiệc, các buổi tụ tập đi chơi hay ngay trong chính các bữa cơm gia đình. Đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ, hiện nay theo quy định mới nhất của pháp luật, thương nhân không còn phải làm thủ tục xin cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ như trước đây mà chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện. Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc để thương nhân được cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ và được sử dụng rất phổ biến trong thực tế.
Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ để làm gì?
Theo quy định của pháp luật rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm.
Mẫu giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ là mẫu bản đăng ký được lập ra để ghi chép về việc đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin rượu, thông tin thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ,… Mẫu được ban hành theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương.
Mẫu giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————––
….., ngày …. tháng …. năm …..
GIẤY ĐĂNG KÝ
Bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Kính gửi: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng…….
Tên thương nhân: ……
Địa chỉ:……. Điện thoại: …….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số………. do….. cấp ngày…….. tháng …….. năm…
Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Địa chỉ bán rượu: (1)………
…(2)……. xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số …./2020/NĐ-CP ngày…tháng….năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu(nếu có))
Hướng dẫn soạn thảo giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
(1): Địa chỉ bán rượu của thương nhân.
(2): Tên thương nhân đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Một số quy định của pháp luật về bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2017 về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14/06/2019;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán rượu tiêu dùng tại chỗ được quy định như sau:
– Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp.
– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu.
– Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
– Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định.
Thủ tục xin đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Nguyên tắc quản lý rượu
Theo Điều 4 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, về nguyên tắc quản lý rượu, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
+ Thứ nhất là giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
+ Thứ hai, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
+ Thứ ba, bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
+ Thứ tư, bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
+ Thứ năm, bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Cơ quan thực hiện:
Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cách thức thực hiện:
+ Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy xác nhận đã đăng ký cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty của chúng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề pháp lý về phí thủ tục ly hôn Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:0833 102 102.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10, khoản 13 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1. Quyền và nghĩa vụ chung:
a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
…
5. Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu;
b) Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân
Theo quy định trên thì thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ có một số quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 16 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện để kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ như sau:
Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, để có thể bán rượu tiêu dùng tại chỗ thì cần phải đáp ứng một số điều kiện như:
– Đối tượng bán rượu tiêu dùng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh;
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (nếu có).