Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ quan trọng không thể thiếu trong việc xác định danh tính của mỗi người. Trên giấy khai sinh, thông tin cơ bản về người được ghi rõ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh được ghi chính xác nhằm xác định đúng tuổi và nơi cư trú của người đó. Ngoài ra, thông tin về người đỡ đầu, người giúp đỡ trong quá trình sinh có được ghi lên trên giấy khai sinh không?
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không?“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
- Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
- Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
- Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội.
Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.
Nếu trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì cá nhân phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ñH3ÿ cho Uỷ ban nhân dân cấp xã höặe công an cơ sở nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở phải tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đó. Cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho đứa trẻ. Nếu không có bằng chứng chứng tỏ ngày sinh của đứa trẻ đó, thì ngày sinh là ngày phát hiện đứa trẻ. Nơi sinh của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không?
Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 thì nội dung đăng ký khai sinh gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, trong giấy khai sinh không có thông tin của bố hay mẹ đỡ đầu.
Có bắt buộc phải đặt tên con trùng với tên trong Giấy chứng sinh không?
Ngoài các quy định tại Luật Hộ tịch, nội dung khai sinh được xác định và quy định như sau:
- Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định cuả pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
- Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp sổ định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
Cụ thể, theo điểm a , khoản 1 điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nội dung khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con được quy định như sau :
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
- Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
- Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch.
Từ những quy định trên, việc khai tên trên giấy đăng ký khai sinh sẽ do cha mẹ thỏa thuận chứ không căn cứ theo tên ghi trên giấy chứng sinh. Mặt khác, tên trên giấy chứng sinh chỉ là tên dự định đặt cho con nên sẽ không được xác định là tên chính thức mà cha mẹ định đặt cho con.
Như vậy, việc khai tên trong giấy đăng ký khai sinh sẽ do cha mẹ thỏa thuận chứ không theo tên ghi trên giấy chứng sinh . Mặt khac tên trên giấy chứng sinh được quy định cụ thể là ” tên dự định đặt cho con ” do vậy tên này chua được coi là tên chính thức mà cha mẹ định đặt cho bé.
Trình tự và thủ tục làm giấy khai sinh
Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 có hiệu lực từ ngày 04/9/2020, để khai sinh cho con bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị hồ sơ, gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh;
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh.
Bước 2: Nộp giấy tờ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
Bước 3: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, lấy Số định danh cá nhân. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người yêu cầu.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023
- Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc năm 2023
- Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?
- Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158 về thủ tục đăng ký khai sinh quy định:
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch được quy định như sau:
1. UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
2. UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Nếu bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 – 08 ngày làm việc.