Hiện nay, Luật sư X nhận được các câu hỏi về việc giấy khai sinh có được công chứng không. Có được công chứng giấy khai sinh hay không? Vấn đề công chứng Bản sao giấy khai sinh được phép hay không. Hiểu được những câu hỏi và thắc mắc của khách hàng, nên mời các bạn cùng Luật sư X tìm hiểu về việc Giấy khai sinh có công chứng được không như sau:
Căn cứ pháp lý:
Giấy khai sinh là gì? Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?
– Theo quy định trên, giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cấp cho cá nhân khi đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh bao gồm những thông tin quan trọng cơ bản như sau:
+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
+ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
+ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
+ Ngoài ra, trên giấy khai sinh còn thể hiện thông tin ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký khai sinh của cá nhân đó.
– Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định như sau về Giấy khai sinh:
+ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
+ Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
+ Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.
Công chứng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 đã gải thích cụ thể từ ngữ công chứng như sau:
“1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.“
Giấy khai sinh có công chứng được không ?
Như vậy, theo quy định pháp luật đã nêu trên việc cong chức là việc xác nhận tính chính xác, hợp pháp của giấy tờ, nhưng là giấy khai sinh bản chính thì bạn không cần phải công chứng, nhưng đối cới giấy khai sinh bản sau thì bạn được công chứng.
Công chứng bản sao giấy khai sinh
– Bản sao giấy khai sinh:
Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính
– Theo quy định hiện nay như sau:
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Hoạt động Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có quy định về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao đượ chứng thực từ bản chính như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Hoạt động Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính như sau:
“Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.”
Có thể bạn quan tâm
- Làm giấy khai sinh muộn 1 năm phạt bao nhiêu?
- Sử dụng bản sao giấy khai sinh để cấp hộ chiếu có được không?
- Mẫu giấy khai sinh bằng Tiếng Anh thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy khai sinh có công chứng được không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bị mất giấy khai sinh thì hoàn toàn có thể xin cấp lại. Trường hợp bạn muốn đăng ký lại giấy khai sinh thì phải đáp ứng điều kiện, cụ thể việc đăng ký khai sinh diễn ra trước ngày 1/1/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch của bạn đều bị mất. Đối với việc giấy khai sinh bản gốc mất ,bạn có thể yêu cầu để được cấp lại trích lục khai sinh bản sao. Hiện nay pháp luật không quy định về việc cấp lại bản gốc giấy khai sinh.
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh ta biết được rằng nếu bạn đăng ký khai sinh muộn 1 năm thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên theo quy định tại Quyết định 1872/QĐBTP khi làm giấy khai sinh muộn bạn sẽ phải tốn phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Và theo quy định thì căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp; nên hiện nay không có quy định số tiền cụ thể về lệ phí khi làm khai sinh quá hạn.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.