Chào Luật sư, hôm trước bạn tôi có bị bệnh nên đến viện để khám bệnh, tôi có đi cùng với bạn tôi. Tuy nhiên do chưa biết được bệnh nên bạn tôi có nhập viện 01 tuần để theo dõi thêm. Giờ bạn tôi đã được về nhà nhưng bác sĩ có hẹn sẽ tái khám sau 02 tuần nữa. Tuy nhiên do phải đi công tác đột xuất nên bạn tôi trở về đã trễ hẹn 03 ngày. Vậy bây giờ bạn tôi đến tái khám có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hay không? Hiện nay quy định về giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế là gì? Giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế có thời hạn bao lâu theo quy định? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi tư vấn Giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế cho bạn như sau:
Trường hợp nào mà bệnh nhân phải chuyển tuyến điều trị?
Hiện nay có một số trường hợp mà bệnh nhân phải chuyển tuyến điều trị. Đó có thể là lên tuyến cao hơn để khám chữa bệnh hiệu quả đối với một số bệnh phức tạp. Đó cũng có thể là trường hợp bệnh nhân đã khỏe hơn nên chuyển về tuyến dưới với mục đích chính là dưỡng hồi phục lại sức khỏe sau khi bị bệnh. Cụ thể những trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến điều trị hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về trường hợp chuyển tuyến điều trị như sau:
Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT (sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) quy định về giấy chuyển tuyến như sau:
Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
- Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Theo quy định trên thì trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
Đi cấp cứu không mang thẻ BHYT có sao không?
Thông thường khi đi vào phòng cấp cứu thì mọi người đều nhanh chóng đưa bệnh nhân chữa trị. Lúc này tình huống phát sinh đột ngột quá nên có thể là họ không mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Vậy liệu có cách nào để xin được hưởng bảo hiểm y tế rồi sau đó bổ sung thẻ được không? Khi nào thì cần xuất trình thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh? Đi cấp cứu không mang thẻ BHYT thì cách xử lý là:
Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định rất rõ về thủ tục KCB BHYT. Trong đó, người bệnh phải phải xuất trình được thẻ BHYT có ảnh, nếu thẻ không có ảnh, phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, thẻ học sinh,…
Thông thường, khi đến khám chữa bệnh BHYT, việc xuất trình các giấy tờ trên được thực hiện ngay khi làm thủ tục. Nhưng với trường hợp cấp cứu, người bệnh không cần có ngay nhưng phải đảm bảo trước khi ra viện xuất trình được thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân. Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018:
Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện.
Như vậy, nếu lỡ không mang thẻ BHYT khi nhập viện cấp cứu, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi liên quan đến BHYT, miễn sao trước khi ra viện xuất trình được thẻ BHYT. Nhưng nếu đến khi ra viện vẫn không xuất trình được thẻ BHYT thì người bệnh chỉ được Qũy BHYT thanh toán trực tiếp một phần chi phí.
Để quên giấy hẹn khám lại thì làm thế nào?
Bên cạnh việc để quên thẻ BHYT thì người bệnh còn có thể bị quên giấy hẹn khám. Trong trường hợp ở một số nơi thì rất gắt gao việc giấy hẹn, bởi vì trong trường hợp bệnh nhân được khám bởi một bác sĩ chung lĩnh vực với bác sĩ ban đầu thì rất cần có giấy hẹn khám lại. Và cách xử lý khi để quên giấy hẹn khám lại là:
Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
…
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
…
Như vậy, trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hiện tại, không có quy định về việc giải quyết trường hợp khám lại mà không mang theo giấy hẹn khám lại. Theo đó, bạn cần mang theo giấy hẹn theo yêu cầu khi đi khám bảo hiểm y tế.
Giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế có thời hạn bao lâu?
Hiện nay nhiều người quan tâm đến việc hẹn tái khám bảo hiểm y tế. Và với bối cảnh hiện nay thì tất cả mọi người đều quan tâm chăm sóc sức khỏe cho chính mình và cả người thân. Vì lí do nào đó mà họ không đến đúng hẹn với giấy hẹn tái khám, vậy cách xử lý trong trường hợp này là gì? Có thể sớm hoặc muộn hơn giấy hẹn trong khoảng thời gian bao lâu? Vấn đề này được quy định gồm:
Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”
Theo quy định trên thì trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, trường hợp đi khám chữa bệnh sau thời hạn của giấy hẹn tái khám nên sẽ không được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
Nếu quá 10 ngày mà không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực. Và muốn hưởng bảo hiểm y tế theo mức đúng tuyến phải xin giấy chuyển tuyến dưới để được khám ở bệnh viện tuyến trên.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy hẹn tái khám bảo hiểm y tế có thời hạn bao lâu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 22 Luật BHYT, trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức sau:
– 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.
Nếu có biểu hiện bất thường nào sau khi ra viện, người tham gia BHYT có thể đến khám lại bất cứ lúc nào trước thời điểm hẹn được bác sĩ ghi trong giấy. Khi đó, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT.
Nếu người bệnh hoàn toàn bình thường nhưng do bận mà đến khám sớm hơn lịch hẹn không thuộc trường hợp được tái khám trước hẹn. Khi đó, người bệnh được coi là khám chữa bệnh trái tuyến. Do đó, người bệnh cần lưu ý để không bị thiệt thòi.
Như đã đề cập, giấy hẹn tái khám có giá trị 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại. Vì vậy, nếu bận việc đúng ngày hẹn tái khám, người bệnh hoàn toàn có thể đến khám sau ngày này.
Theo đó, người bệnh đi khám lại vào bất kì ngày nào trong 10 ngày làm việc sau ngày hẹn tái khám thì đều được thanh toán chi phí theo mức hưởng BHYT cao nhất mà đối tượng đó được hưởng.Nếu quá 10 ngày mà người bệnh không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực. Và muốn hưởng BHYT theo mức đúng tuyến, người bệnh phải xin giấy chuyển tuyến dưới để được khám ở bệnh viện tuyến trên.