Chào luật sư, hiện nay quy định về giấy hẹn khám lại có giá trị thế nào? Hôm trước tôi bị đau đầu có đên viện khám bệnh nhưng mà chưa có kết quả. Bác sĩ hẹn sau 1 tuần thì hẹn khám lại và cho kết quả. Bây giờ tôi đã đỡ bệnh hơn, công việc cũng đang lu bu bận rộn nên không đi tái khám được. Tôi định sắp xếp công việc xong bớt bận thì sẽ đi tái khám thì có được hay không? Tôi cũng định báo với bác sĩ điều trị nói một tiếng để đi khám sau ngày hẹn mà không biết có được không. Giấy hẹn khám lại có giá trị bao nhiêu ngày theo quy định? Làm mất giấy hẹn tái khám lại thì có được khám bệnh hay không? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi tư vấn đến bạn về Giấy hẹn khám lại có giá trị bao nhiêu ngày như sau:
Khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ là gì?
Hiện nay khi gặp vấn đề về sức khỏe, lời khuyên hàng đầu và thường xuyên nhất mà chúng ta được nghe là nên đến bệnh viện thăm khám. Và đồng thời trong quá trình khám bệnh thì bác sĩ cho giấy hẹn để khám lần sau. Điều này làm cho việc theo dõi tình trạng bệnh diễn ra nghiêm túc, giúp bác sĩ có được cái nhìn bao quát hơn về bệnh nhân, còn bệnh nhân thì nhớ chú ý sức khỏe. Hiện nay khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ có thể được hiểu như sau:
Theo quy định tại điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, người tham gia bảo hiểm y tế theo giấy hẹn của bác sĩ tuyến trên không thông qua cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó, như: Chứng minh nhân dân,hộ chiếu, thẻ học sinh, thẻ sinh viên,…
– Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
– Giấy hẹn khám lại. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Như vậy, nếu bạn khám lại đúng thời gian ghi trên giấy hẹn của bác sĩ thì bạn không phải xin giấy chuyển tuyến một lần nữa, bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ nêu trên theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bạn vẫn sẽ được hưởng tối đa mức hưởng thẻ bảo hiểm y tế của bạn trong lần khám lại này.
Giấy hẹn khám lại có giá trị bao nhiêu ngày theo quy định?
Trong những nội dung qua trọng của giấy hẹn khám lại, nội dung quan trọng và cần được người bệnh hoặc người nhà người bện quan tâm là thời hạn của giấy hẹn khám lại. Có thể khi ngày hẹn trước mà các bên có sự thay đổi nên không thể đi khám được thì cần báo lại để bác sĩ sắp xếp lại lịch hoặc chủ động hẹn lịch khám vào ngày gần nhất. Người bệnh có thể thăm khám sớm hoặc muộn hơn vài ngày nhưng đừng quá lâu. Quy định về thời hạn của giấy hẹn khám lại có giá trị:
Mẫu giấy hẹn theo quy định pháp luật nêu trên có nêu rõ:
“Hẹn khám lại vào giờ … ngày …. tháng …. năm ……… , hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.
Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”
Theo quy định trên thì trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong Giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, trường hợp đi khám chữa bệnh sau thời hạn của giấy hẹn tái khám nên sẽ không được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định.
Nếu quá 10 ngày mà không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực. Và muốn hưởng bảo hiểm y tế theo mức đúng tuyến phải xin giấy chuyển tuyến dưới để được khám ở bệnh viện tuyến trên.
Mức thanh toán khi đi khám chữa bệnh mà quên thẻ BHYT
Hiện nay khi khám chữa bệnh thì cần mang theo giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm y tế để đỡ được một phần tiền khám chữa bệnh, thuốc men theo quy định. Vậy nếu như không may có trường hợp đi khám chữa bệnh mà quên mang thẻ bảo hiểm y tế, cũng không thể bổ sung ngay được thì liệu có cách nào để thanh toán bảo hiểm được không? Tôi nghe nói hiện nay hệ thống định danh đã có tích hợp giấy tờ vậy thì có áp dụng thẻ online được không? Quy định về mức thanh toán trong trường hợp này là:
Như đã đề cập, người dân 10 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của bão lũ được sử dụng ứng dụng VssID thay thế cho thẻ BHYT nên họ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng ứng dụng này khi đi KCB để được hưởng chế độ BHYT như đối với thẻ giấy.
Còn các trường hợp KCB quên mang thẻ BHYT ở các tỉnh thành khác vẫn được coi là KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật BHYT. Theo đó, người bệnh sẽ được thanh toán theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Căn cứ quy định trên, người bệnh sẽ được thanh toán trong phạm vi mức hưởng của từng đối tượng nhưng tối đa không quá:
(Mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14)
Loại hình KCB | Mức thanh toán tối đa cho 01 đợt KCB | |
Ngoại trú | 0,15 lần mức lương cơ sở | 223.500 đồng |
Nội trú | 0,5 lần mức lương cơ sở | 745.000 đồng |
Thủ tục thanh toán trực tiếp tiền BHYT khi quên mang thẻ BHYT
Hiện nay để được nhận tiền BHYT thanh toán thì cần nắm được quy trình, thủ tục tiến hành của hoạt động này như thế nào. Trong lúc gia đình có người bệnh hay vì lí do sức khỏe không tốt mà có người quên mang theo Bảo hiểm y tế, nếu chữa trị xa nhà thì việc lấy bảo hiểm và bổ sung cũng mất khá nhiều thời gian. Vậy liệu còn khách nào hiện nay thực hiện thủ tục thanh toán trực tiếp tiền BHYT khi quên mang thẻ BHYT là:
Căn cứ quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, để nhận tiền BHYT được thanh toán trực tiếp, người bệnh cần tiến hành theo các thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Điều 28 Nghị định 146/2018 đã quy định chi tiết các giấy tờ để người bệnh có thể làm thủ tục đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT gồm:
– Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu):
+ Thẻ BHYT
+ Giấy chứng minh nhân thân
+ Giấy ra viện, phiếu hoặc sổ khám bệnh của lần khám, chữa bệnh đề nghị thanh toán
– Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ Điều 29 Nghị định 146, người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trực tiếp nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp huyện nơi cư trú.
Bước 3: Cơ quan BHXH quận/huyện giải quyết
– Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì người bệnh được hướng dẫn chi tiết để bổ sung.
– Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH hoàn thành việc giám định BHYT và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh, thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp.
– Thời hạn giải quyết: Trong 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Lưu ý: Trường hợp không thanh toán, cơ quan BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy hẹn khám lại có giá trị bao nhiêu ngày theo quy định?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu thừa kế tài sản đất đai… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Nếu thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 3/4: Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến 3 (quận/huyện) trở lên, chuyển đúng tuyến đến BV ĐHYD TPHCM.
– Nếu thẻ BHYT có đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là tuyến 2: Giấy chuyển tuyến từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ, chuyển đúng tuyến đến BV ĐHYD TPHCM.
– Trường hợp người bệnh nhập cấp cứu tại bệnh viện khác (không phải nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu) và chuyển đến BV ĐHYD TPHCM để điều trị tiếp, sẽ được xác nhận BHYT đúng tuyến tiếp tục.
Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại điều 21 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
– Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Như vậy, bạn đi khám thai định kỳ vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa khi bạn đi khám thai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu mà bạn đã đăng ký trên thẻ bảo hiểm y tế hoặc tại cơ sở y tế tuyến khác mà bạn có giấy chuyển tuyến theo quy định của pháp luật.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, cụ thể gồm những đối tượng sau:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.