Đăng ký kinh doanh là một trong những bước đầu tiên; để có thể thực hiện việc kinh doanh buôn bán. Với xu thế phát triển kinh tế những năm gần đây; mỗi năm nước ta có hàng chục nghìn doanh nghiệp được đăng ký mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện như thế nào. Đặc biệt là với sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp 2020 đã có những thay đổi nhất định. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật Sư X; tìm hiểu vậy đăng ký kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào ?
Căn cứ pháp lý:
Giấy đăng ký kinh doanh là gì ?
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020
“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( Giấy đăng ký kinh doanh) là văn bản hoặc bản điện tử; mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp; ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp”.
Là giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước; khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh; hay pháp nhân và được bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đôi nét khác nhau. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp; nghành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà pháp luật; sẽ có những yêu cầu riêng biệt đối với các chủ thể kinh doanh này.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Để thành lập một doanh nghiệp; thì các chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh phải đáp ứng đủ; các điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020; quy định định về quyền thành lập, góp vốn; mua cổ phần phần vốn góp của doanh nghiệp như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp; tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp; kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính; tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu; người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Kết luận
Như vậy, có thể thấy mọi tổ chức cá nhân, khi đáp ứng đủ các quy định; của pháp luật dân sự cũng như có đủ năng lực trách nhiệm dân sự; thì đều có quyền làm thủ tục thành lập doanh nghiệp trừ những đối tượng được quy định; tại khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
Thủ tục đăng ký kinh doanh ( thành lập doanh nghiệp)mới nhất
Hiện nay việc đăng ký kinh doanh khá đơn giản; tuy nhiên do nhiều ngành nghề nhạy cảm, phức tạp có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội; an ninh quốc gia. Vì vậy để quản lý nhà nước hiệu quả thì cần phải xin giấy phép kinh doanh; sau khi đã đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện. Vậy thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh như thế nào?
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại hình doanh nghiệp. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ liên quan trực tiếp đến thành phần hồ sơ xin cấp phép cũng như phương thức hoạt động và định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về các loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm khác nhau:
Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
– Công ty hợp danh.
Để hiểu hơn về định nghĩa, hình thức hoạt động, phạm vi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp này thì quý vị có thể tham khảo trực tiếp các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Mặc dù loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giống nhau. Cụ thể thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sẽ theo quy trình như sau:
Bước 1: Lựa chọn hình thức cho doanh nghiệp
Hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn hình thức doanh nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở cho doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải không trùng, không tương tự hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.
Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở; trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau theo quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì ngoài các thủ tục đăng ký kinh doanh; thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh còn phải đáp ứng các quy định của luật chuyên ngành; về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó cũng như một số giấy phép khác.
Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh nhận kết quả.
Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư; chủ thể đăng ký cần phải theo dõi để chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu.
Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ; chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm:
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Giấy đăng ký kinh doanh là gì? thủ tục đăng ký kinh doanh 2021“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan:
Theo quy định tại khoản 2 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 về đối tượng không được thành lập doanh nghiệp cụ thể tại điểm b khoản 2 điều 1 quy định ” Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;” . Tuy nhiên hiện nay đa phần giáo viên đã chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Vì vậy, nếu không phải là viên chức thì họ hoàn toàn được thành lập doanh nghiệp.
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 200.000 đồng..
Tuy nhiên, theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đồng/lần.
Theo quy định tại điều 12 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì ” Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực…”