Hiện nay cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện tuyến dưới chưa đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đặc biệt là đối với những vấn đề đặc thù như sinh sản. Nhiều người khi sinh đẻ cần phải chuyển tuyến lên các bệnh viện tuyến trên để thăm khám tốt hơn. Trong những trường hợp như vậy thì cần có giấy chuyển viện (hay còn được gọi là giấy chuyển tuyến). Khi có những giấy tờ này, người mang thai có thể được thăm khám tại những bệnh viện đảm bảo chất lượng mà mình mong muốn. Nhiều nơi sau khi cấp giấy chuyển việc sẽ báo với người chuyển viện rằng giấy chuyển viện có giá trị trong vòng bao nhiêu ngày. Vậy thời gian này là khoảng thời gian gì? Và giấy chuyển viện đi đẻ có thời hạn bao lâu? Bài viết “Giấy chuyển viện đi đẻ có thời hạn bao lâu?” hôm nay Luật sư X sẽ gửi đến bạn những thông tin về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện chuyển tuyến theo quy định của pháp luật hiện hành
Chuyển tuyến hay chuyển viện là một từ ngữ hường được sử dụng trong công tác khám chữa bệnh. Khi chúng ta được cấp hoặc mua bảo hiểm y tế. Trên bảo hiểm đã quy định rõ nơi khám chữa bệnh mà mình có thể khám và được hưởng 100% quyền lợi được bảo hiểm quy định. Nhưng không phải lúc nào nơi khám chữa bệnh ban đầu của bảo hiểm cũng có thể đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Nhiều người có các vấn đề về sức khoẻ lớn hoặc muốn được thăm khám chuên môn ở những bệnh viện tuyến trên nhưng vẫn muốn được hưởng bảo hiểm xã hội thường chọn hình thức chuyển tuyến. Cụ thể vấn đề này như sau:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh quy định về điều kiện chuyển tuyến, theo đó:
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
+ Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
+ Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
– Điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
+ Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
+ Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
– Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
+ Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Giám đốc các Sở Y tế thống nhất, phối hợp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tuyến đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc thẩm quyền quản lý.
Thủ tục chuyển tuyến được thực hiện như thế nào?
Sau khi đảm bảo bản thân đã đủ những điều kiện để chuyển tuyến như trên thì bạn hãy tìm hiểu thủ tục để được chuyển tuyến. Nếu bạn muốn chuyển tuyến do mong muốn cá nhân thì cần có xác nhận của bác sĩ đang thắm khám và chữa bệnh cho bạn. Nếu bạn chuyển tuyến là do chỉ định của bác sĩ chyên khoa vì cơ sở vật chất không đảm bảo để khám chữa bệnh thì đầu tiên bác sĩ sẽ thông báo lý do cần chuyển tuyến cho bạn. Khi đó bạn và người nhà sẽ được giải thích tại sao mình phải chuyển tuyến trong trường hợp này và nơi mà mình chuyển đến khám chữa bệnh sẽ là ở đâu. Tiếp đến bạn có thể tham khảo những thông tin sau của chúng tôi:
Bước 1: Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh.
Bước 3:Kiểm tra tình trạng của người bệnh trước khi chuyển tuyến
– Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
– Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
Bước 4: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.
Bước 5: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
Giấy chuyển viện đi đẻ có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của giấy chuển tuyến cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thời hạn này sẽ giúp bạn xác định được thời gian chính xác khi chuyển tuyến là như thế nào. Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có căn cứ cụ thể đối với vấn đề thời hạn của giấy chuyển viện. Vì mỗi một trường hợp bệnh lý khác nhau thì thời gian khám chữa bệnh là khác nhau nên bác sĩ cũng không thể xác định cụ thể người bệnh này cần bao nhiêu thời gian để khám bệnh mà đưa ra mức thời hạn của giấy chuyển tuyến cho phù họp. Chính vì vậy bạn không cần lo lắng cho thời hạn của loại giấy tờ này. Cụ thể quy định pháp luật như sau:
Trước ngày 01 tháng 12 năm 2018, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký. Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực, đã bãi bỏ quy định này, do đó, hiện tại, Giấy chuyển tuyến không bị hạn chế thời hạn sử dụng. Nếu bạn đáp ứng các điều kiện được phép chuyển tuyến đã được nêu ở trên, bạn có thể thực hiện thủ tục chuyển tuyến theo quy định mà không cần phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của Giấy chuyển tuyến.
Mời bạn xem thêm
- Mất chứng minh thư có đi đẻ được không?
- Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Giấy chứng nhận phẫu thuật sinh mổ để làm gì?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Giấy chuyển viện đi đẻ có thời hạn bao lâu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các hình thức chuyển tuyến được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
– Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
– Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.